BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận

(Cập nhật: 12/25/2016 5:12:44 PM)

Sáng 15.11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính, Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Thực trạng chính sách hiện hành đối với NLĐ – Bất cập và giải pháp”.

Hội thảo được sự hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ sáng kiến tư pháp (JIFF) và hỗ trợ về chuyên môn của phòng Pháp luật Ban Chính sách – Pháp luật Tổng LĐLĐVN. Tham dự có đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại diện Bộ LĐTBXH, lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh, TP phía Bắc, CB CĐ làm công tác tư vấn pháp luật; chuyên gia và giảng viên về lĩnh vực pháp luật LĐ…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính khẳng định: Nội dung của Bộ luật LĐ 2012 có bước tiến mới, nhằm hài hoà các quy định về vấn đề LĐ trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đặc biệt là các Công ước của ILO thông qua các quy định như khái niệm về cưỡng bức LĐ, đối xử bình đẳng giữa LĐ nam và LĐ nữ, tiêu chí và cơ chế xác định tiền lương tối thiểu , quan hệ việc làm, sử dụng LĐ trẻ em, người chưa thành niên…
Nhìn chung, Bộ luật LĐ năm 2012 cùng với Luật CĐ năm 2012 sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề về quan hệ LĐ và tiêu chuẩn LĐ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ luật LĐ năm 2012 cũng sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển về thị trường LĐ và các quan hệ LĐ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. 
Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật LĐ cũng mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi; việc xây dựng quan hệ LĐ theo hướng hài hòa, ổn định và tiến bộ còn là một quá trình đi liền với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
Ngoài ra, hiệu quả của Bộ luật LĐ cũng còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật LĐ của các cơ quan Chính phủ và trách nhiệm thực thi pháp luật của các bên trong quan hệ LĐ.
Chính vì vậy những nội dung được thảo luận tại Hội thảo gồm: Hợp đồng LĐ; Tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thương lượng và thỏa ước LĐ tập thể; một số vấn đề khác trong nội dung của Bộ luật LĐ…Hội thảo  nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có cái nhìn bao quát, tổng thể hơn trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật LĐ 2012.
Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 2
Nhà báo Trần Duy Phương, Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo

--

Lược trích, tập hợp một số vấn đề của Bộ luật LĐ 2012 mà theo Ban tổ chức Hội thảo là cần phải được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành:


T/T

CÁC QUY ĐỊNH

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1

 Người sử dụng lao động:

Khoản 2 Điều 3: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Là một bên trong quan hệ lao động, Người sử dụng lao động xuất hiện trong hầu hết các chế định cụ thể của Bộ luật lao động. Song với khái niệm chung như vậy mà không có bất kỳ hướng dẫn nào chỉ rõ ai là người đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã làm “Người sử dụng lao động” để ký kết hợp đồng lao động, đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT, xử lý kỷ luật, giải quyết tranh chấp lao động... thì sẽ gặp rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn.

2

 - Ngược đãi người lao động (khoản 2 Điều 8; điểm c khoản 1 Điều 37; khoản 1 Điều 183)

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc(khoản 2 Điều 8; điểm c khoản 1 Điều 37; khoản 1 Điều 183)

Hành vi cụ thể như thế nào thì được xem là ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

3

Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của bên Người sử dụng lao động (Điểm b khoản 1 Điều 50, khoản 2 Điều 52…)

Ai sẽ là người đại diện cho cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình làm Người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động

4

Vấn đề HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc làm việcKhoản 2 Điều 22

Vấn đề này hiện đang có nhiều cách hiểu khác nhau.  cần được hướng dẫn và làm rõ.

5

 Phụ lục hợp đồng(Điều 24)

Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.”

    Giới hạn của Phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì nên được quy định như thế nào? 

   

6

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế 

(khoản 10 Điều 36;  Điều 44)

Chưa được quy định rõ, cụ thể những trường hợp nào của doanh nghiệp thì được coi là “do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế”.

7

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động tại Điểm d khoản 1 Điều 37

Chưa được quy cụ thể những trường hợp nào thì được coi là “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”

8

 

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại Điểm a khoản 1 Điều 38

Chưa được quy cụ thể những trường hợp như thế nào thì được coi là “Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động”

9

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (Điều 48 và Điều 49)

Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động chuyển công tác trong khu vực nhà nước trước 1/1/1995.

ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, TƯLĐTẬP THỂ

10

 Vấn đề Thương lượng tập thể của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

- Trình tự, thủ tục, quy trình yêu cầu và tham gia thương lượng của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn;

11

Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao độngtrong việc “Tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể.”

( khoản 2 Điều 72)

 

 

- Hướng dẫn và quy định rõ hơn điều  này.

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

12

Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm (Khoản 1 Điều 114): “Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ”.

Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, trong đó đa số doanh nghiệp thực hiện theo hướng người lao động chỉ được thanh toán những ngày chưa nghỉ hàng năm khi họ thôi viêc, bị mất việc làm. Vì vậy cần hướng dẫn và quy định rõ hơn “vì lý do khác” cũng như trình tự, thủ tục, thời hạn để “thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ”.

TIỀN LƯƠNG

13

Mức lương tối thiểu

Khoản 1 Điều 91: Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ

Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động gồm những yếu tố nào, tiêu chí nào và do cơ quan nào xác định....

14

Hình thức trả lương

Khoản 1 Điều 94: Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán

Cần hướng dẫn cụ thể các hình thức trả lương, đặc biệt là trả lương theo thời gian để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện và làm cơ sở để xác định mức lương theo các hình thức trả lương tương ứng với mức lương tối thiểu theo tháng, ngày và giờ do Chính phủ quy định.

15

Tiền lương làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm vào ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì tính như thế nào, cần được hướng dẫn.

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

16

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải(Điều 126)

- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng

Cần hướng dẫn rõ hành vi “gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động”

 - Quy định rõ “cộng dồn trong 01 tháng; cộng dồn trong 01 năm)

17

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động (Điều 123)

Điều 123 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật chưa cụ thể, cần hướng dẫn rõ

 

Xử lý kỷ luật  lao động sai

Cần có hướng dẫn cách giải quyết trường hợp người sử dụng lao động ra quyết định xử lý kỷ luật  lao động sai

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

18

Hội đồng trọng tài lao động (Điều 199)

 

Cần hướng dẫn rõ:

- Quy trình thành lập;Tiêu chuẩn để lựa chọn và chế độ, trách nhiệm của thành viên; Thời hạn hoạt động; Điều kiện làm việc của Hội đồng trọng tài lao động.

19

Tổ chức và lãnh đạo đình công ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở  

Khoản 2 Điều 210: Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động

Để thực hiện được điều này cần quy định rõ hình thức, thời gian, chủ thể, nội dung, trình tự, thủ tục để người lao động đề nghị; Thẩm quyền cụ thể của công đoàn cấp trên cơ sở trong tổ chức và lãnh đạo đình công

 

20

Đóng cửa tạm thời nơi làm việc (Điều 216, 217)

Cần được hướng dẫn rõ:

- Các điều kiện để DN thực hiện quyền này

- Thời gian tối đa được phép đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

- Chế độ của người lao động khi người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc...

21

Xử lý cuộc đình công không theo trình tự (Điều 222)

Trình tự, thủ tục để Chủ tịch ra quyết định tuyên bố cuộc đình công không theo trình tự, thủ tục

22

Xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Công đoàn khi Toà án tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp (Điều 233)

- Nguyên tắc xác định thiệt hại;

- Xác định mức bồi thường;

- Cách thức bồi thường.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

23

Chương X Những quy định riêng đối với lao động nữ 

 

 Trước đây có Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 18/4/1996

Đề nghị cần có các quy định chi tiết và hướng dẫn các vấn đề về lao động nữ 



Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 3
Ông Nguyễn Duy Vy, Phó Trưởng ban CSPL Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Bộ luật LĐ được QH quyết định nghiên cứu ban hành sớm trước 1 năm. Năm 2008, QH khóa 12 đã quyết định đưa việc sửa đổi bổ sung BLLĐ. Tiếp đó song hành thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, bộ luật LĐ được QH đưa ra xem xét. Bộ Luật LĐ vô cùng quan trọng, quy định quyền và trách nhiệm của các tổ chức công đoàn Việt Nam trong mối quan hệ với Tổng LĐLĐVN.

Sau gần 4 năm nghiên cứu xây dưng dự án BLLĐ sửa đổi, 6.2012 QH khóa 13 chính thức thông qua Bộ luật LĐ sửa đổi với sự biểu quyết tương đối cao, có hiệu lực từ 11.5.2013.
Từ năm 2012, Chính phủ với thường trực là Bộ LĐTBXH đã hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng lộ trình thực hiện nghị định và hiện có 11 nghị định đã được ban hành, tiếp tục xây dựng 1 nghi định chung, hướng dẫn giải quyết toàn bộ những vấn đề còn lại kể cả những vấn đề trong 11 nghị định đã được ban hành nhưng chưa giải quyết hết.
Đánh giá kết quả chung cho thấy BLLĐ đã đạt mục tiêu và kết quá rất lớn, theo đó trong các thành công có 4 nội dung đột phá quan trọng liên quan tới quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức trong quan hệ lao động. Trong nhiều kỳ hội thảo đã đề cập 4 nội dung này khá cụ thể.
- BLLĐ 2012 riêng trong chương 5 về đối thoại và thương lượng tập thể, đề nghị kiên trì đề xuất QH để luật hóa trong bộ luật, từ đó tạo điều kiện cho công đoàn có điều kiện để thực hiện các cơ chế, các quyền dân chủ về lao động với người lao động. Vấn đề thương lượng là một vấn đề cực lớn cực khó thì lần này đã quy định  nó gắn theo nguyên tắc và vấn đề thương lượng tập thể cũng được đặt ra một cách thông thoáng, tránh sự cứng nhắc của quy định trước đây.
- BLLĐ quy định nguyên tắc xác định mức tiền lương tối thiểu. xưa nay đây là vấn đề trăn trở . CP và hỗ trợ tích cực từ phía công đoàn nhưng vẫn là nhức nhối kể cả với người lao động và công chức. Bộ luật lần này xác định rõ nguyên tắc từ đó tạo cơ sở thiết kế xây dựng chế độ tiền lương hợp lý trên cơ sở đảm bảo đời sống và cần xem việc tổ chức thực hiện vào cuộc sống như thế nào.
- Điều chỉnh sửa đổi bổ sung chương 13 của công đoàn, sau đó là quy định mở rộng hơn các quyền về trách nhiệm công đoàn, đặc biệt là đại diện tập thể lao động ở các doanh nghiệp là BCH  công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp ở cơ sở ở nơi chưa thành lập côn đoàn. Từ quy định này khẳng định rõ ở VN chỉ có một tổ chức công đoàn nên vai trò đại diện bảo vệ đích thực chỉ có 1 tổ chức công đoàn.
- Đột phá chương 14 về giải quyết tranh chấp. Theo đó, chúng ta bỏ hội dồng hòa giải lao động cơ sở, thu hẹp  quyền đình công,  bỏ quy định đình công vì quyền, chỉ đình công vì lợi ích và quy định một số vấn đề liên quan tới trình tự đình công. Câu chuyện liên quan đến phạm vi và chủ thể đình công thì trong BLLĐ lần này đã có đổi mới tương đối rõ.
4 vấn đề này cùng những vấn đề khác là hết sức cốt lõi của Bộ luật Lao động.

Tham luận của ông Lê Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:


Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 4
Ông Lê Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

* Quan điểm chính sách hình thành tiền lương:
- Tiền lương phải thể hiện là thước đo giá trị của lao động;
- Tiền lương được của người lao động được hình trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động;
- Chính sách tiền lương của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở các quy định của pháp luật về lao động và ý kiến của Ban chấp hành công đòan cơ sở.
* Chính sách tiền lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu:
- Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Mức lương tối thiểu được áp dụng chung thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp và được xác định theo tháng, theo ngày, theo tuần và được xác lập theo vùng, theo ngành;
- Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và Gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội và mức tiền lương trên thị trường, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu đang áp dụng:

- Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV
* Hệ thống thang,bảng lương
- Doanh nghiệp được quyền xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương dáp dụng cho doanh nghiệp mình;

- Khi xây dựng thang lương bảng lương phải thuân thủ nguyên tắc do Chính phủ quy định. Khi xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương phải gắn liện với việc quy định các khỏan phụ cấp, trợ cấp, chế độ nâng bậc lương, cơ chế điều chỉnh tiền lương;
- Phải tham khảo ý kiến đại diện Ban chấp hành công đòan cơ sở hoặc ban chấp hành công đòan cấp trên trưc tiếp cơ sở, ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở trước khi ban hành thang lương, bảng lương; đồng thời công khai cho người lao động biết.

* Cơ chế tiền lương
1. Tiền lương của người lao động được xác định theo vị trí, chức danh, công việc và do hai bên thỏa thuận;
2. Tiền lương được trả theo năng suất lao động và chất lượng công việc;
3. Tiền lương được trả đầy đủ, đúng hạn;
4. Trả lương trong một số trường hợp;
-Trả lương làm thêm giờ;
-Trả lương trong thời gian ngừng việc;
- Trả lương trong thời gian tạm đình chỉ công tác;
- Tạm ứng tiền lương;
- Khấu trừ tiền lương.
5. Tiền thưởng
Hằng năm căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hòan thành công việc của người lao động, doanh nghiệp thưởng cho người lao động theo quy chế thưởng của doanh nghiệp,
Những vấn đề bất cập trong chính sách tiền lương hiện nay
1.Về mức lương tối thiểu

- Mức lương tối thiểu còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu;
- Cần quy định rõ các tiêu chí cụ thể để điều chỉnh mức lương tối thiểu; phân vùng tiền lương tối thiểu.

2. Cơ chế thỏa thuận tiền lương

- Thiếu thông tin từ phía doanh nghiệp

- Thiếu giữ liệu thông tin thị trường lao động, thông tin về tiền lương của các nghề, công việc thuộc các các ngành, các lĩnh vực để người lao động tham khảo.

Tham luận của ông Lê Đình Quảng - Phó phòng pháp luật, Ban CSPL Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:


Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 5
Ông Lê Đình Quảng - Phó phòng pháp luật, Ban CSPL Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam


Trong bài tham luận của mình, ông Lê Đình Quảng đã trình bày những nội dung sau:
1. Thực trạng việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động 
2. Chế định hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2012
3. Một số vướng mắc và đề xuất
3.1. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động: 
3.2. Vấn đề HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc

3.3. Phụ lục hợp đồng.
3.4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
3.5. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc 
3.6. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế 
3.7. Một số vấn đề khác

      3.7.1. Gia hạn hợp đồng lao động cho cán bộ công đoàn không chuyên trách
      3.7.2. Giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi

      3.7.3. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Ý kiến tham luận của PGS.TS Lê Thị Châu – Khoa Luật, Đại học Công đoàn:

Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 6
PGS.TS Lê Thị Châu


Khi có Bộ luật Lao động (BLLĐ) lại kéo theo một chùm luật chuyên ngành. Theo tôi cần có một cuộc thay đổi mang tính cách mạng giữ được nội dung bộ luật mang tính tổng tắc.
Liên quan đến một mảng rất rộng lớn đó là quan hệ lao động (QHLĐ) và các vấn đề liên quan đến QHLĐ. Hiện nay, các vấn đề liên quan đến QHLĐ đang dần dần tách thành luật chuyên ngành. Vậy quan niệm những vấn đề và việc điều chỉnh BLLĐ bao gồm những vấn đề gì.
Nếu như chúng ta có một nhận thức đầy đủ về những vấn đề còn lại của BLLĐ khi chuyển sang luật chuyên ngành thì cần phải cơ cấu lại.
Một vấn đề nữa chúng tôi quan tâm đó là hiện nay, việc ban hành văn bản pháp luật là do Chính phủ hướng dẫn (chính là Bộ LĐ&TBXH).
Bộ LĐ&TBXH  là người tham mưu cho chính phủ ban hành các quy định liên quan để hướng dẫn. Nhưng ngoài 20 vấn đề đã được hướng dẫn, còn 58 thậm chí còn hơn nữa những vấn đề không được hướng dẫn bộ luật không đi vào thực tiễn.
Theo quan điểm của tôi, bức xúc hiện nay đó là Công đoàn cơ sở, và thứ hai là Hợp đồng lao đông (HĐLĐ). Đặc biệt là HĐLĐ liên quan đến sự chuyển dịch từ DN này đến DN khác.
Một chương tôi rất quan tâm đó là Chương về LĐ nữ: Một vấn đề liên quan đến chế độ thai sản cho LĐ nữ có thể tốt hơn cho sức khỏe của LĐ nữ như nghỉ thai sản 6 tháng, nhưng nếu một LĐ nữ vì một số lý do như công việc, kinh tế… muốn đi làm trước 6 tháng có được không?
Quan điểm của tôi, cần giải quyết vấn đề đó là Bộ luật LĐ điểu chỉnh những trường hợp nào và điều chỉnh ở chừng mực, mức độ như thế nào để tránh chồng chéo bất cập giữa thực tiễn và quá trình triển khai. 

Ý kiến tham luận của ông Đinh Quốc Toản – Chủ tịch Công đoàn các KCN – KCX Hà Nội:

Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 7
Ông Đinh Quốc Toản


Những vấn đề vướng mắc khi thực hiện BLLĐ hiện nay ở khu công nghiệp và chế xuất HN. Vướng mắc có rất nhiều nhưng chung quy lại có những vướng mắc chính như sau:

Thứ nhất là vướng mắc tiền lương. Trước đây theo quy định của BLLĐ cũ hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhưng trong Bộ luật lần này, với ý đồ của nhà làm luật muốn người lao động và ngườivsử dụng lao đông tự thỏa thuận nên các nội dung trong phần huớng dẫn rất ít và nhiều vấn đề cơ sở thực hiện có nhiều khó khăn.

Thứ hai, về cấp phép lao động cho người nước ngoài (NNN) làm việc tại VN, Bộ LĐ đã ban hành nghị định số 102, trong đó quy định rõ NNN làm việc tại VN thì trước hết người sử dụng lao động phải lập kế hoạch sử dụng lao động là người lao động nước ngoài trình Chủ tịch UBND tỉnh trực thuộc thành phố, trung ương phê duyệt, sau đó mới tiến hành thủ tục câp phép. 
Nghị định này ra đời tháng 9 nhưng đến 1.11.2013 có hiệu lực, thời gian rất ngắn lại chưa ban hành hướng dẫn nên hàng loạt NNN trong các khu công nghiệp chết xuất của HN giờ đang rất ách tắc. 
Những người hết hạn cũng không đăng ký được và những người mới sang cũng không có được giấy phép lao động. Đề nghị Bộ LĐTBXH khẩn trương ra văn bản hướng dẫn NNN khi làm thủ tục cấp phép lao động.

Chương an toàn vệ sinh lao động, BLLĐ được thực hiện đến nay là 8 tháng nhưng chưa có hướng dẫn về chương này. Hầu hết DN áp dụng theo quy định của bộ luật cũ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và khó khăn cho DN. Cần có quy định danh mục về ngành nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, có hướng dẫn cụ thể về chế độ bồi dưỡng cho những người làm công việc này.

BLLĐ có hiệu lực từ 1.5.2013 nhưng luật BHXH hiện vẫn đang sửa đổi, dù BHXH đã có văn bản hướng dẫn dể thực hiện BLLĐ mới nhưng với lao động nữ khi sinh đôi, sinh 3 thì chế độ được hưởng như thế nào thì hiện tại dưới cơ sở vẫn đang rất khó khăn và hình như  cũng chưa được áp dụng và phải chờ hướng dẫn mới thực hiện được.

Về thời gian làm việc, nghỉ ngơi trong luật quy định, khi người lao động làm liên tục ca ngày được nghỉ 30 phút, ca đêm liên tục được nghỉ 45 phút nhưng trên thực tế hầu hết DN đều lách luật. Họ không cho làm việc liên tục 8 tiếng. 
Ví dụ, buổi sáng cho những ca làm việc liên tục nghỉ 15 phút, gần hết giờ cho nghỉ 15 phút nữa, tính vào là đủ 30p, nhưng người lao động thấy không thỏa đáng. DN nước ngoài áp lực ghê gớm, nên người lao động không đồng tình. Mong Bộ LĐTBXH có hướng dẫn chi tiết cụ thể.

- Về vấn đề thực thi pháp luật:

Dưới cơ sở, nhất là người nước ngoài rất quan tâm vấn đề pháp luật, về quy định của luật và chế tài. Theo tôi thấy, chế tài hiện tại có những cái rất nhẹ, có cái có quy định nhưng không có chế tài. Mong muốn khi có quy định nên có chế tài kèm theo đủ mạnh, đủ sức răn đe với người sử dụng lao động.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành những đơn vị thanh tra xử phạt nghiêm minh. Hiện nay công tác thanh tra còn ít và mỏng, hầu như xử phạt nhẹ, hầu như không phạt hành chính chỉ nhắc nhở.

Ý kiến tham luận của bà Lê THị Tâm – Phó Ban CSPL Công đoàn Công thương VN


Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 8
Bà Lê Thị Tâm


Trong BLLĐ có chương cho thuê lại lao động. Một ví dụ về bất cập ở ngành công thương: Đơn vị Toyota thuê lại lao động, khi người lao động làm việc không được bảo đảm quyền lợi vì đơn vị cho thuê không có tổ chức công đoàn. 
Trong trường hợp người lao động được thuê lại gây thiệt hại về người và vật chất cho công ty đến làm việc thì ai là người chịu trách nhiệm, công ty cho thuê lao động hay là công ty đó giải quyết vấn đề với quan hệ lao động này. 
Vấn đề này cũng chưa được quy định cụ thể trong BLLĐ.

Ông Kiều Hùng – Trưởng Ban CSPL LĐLĐ Hà Nội


Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận ảnh 9
Ông Kiều Hùng


Hội thảo do báo Lao động tổ chức là một đột phá rất hay. Thông qua những cuộc hội thảo như thế này sẽ bảo vệ những quyền hết sức cơ bản cho người lao động, sẽ được đưa vào pháp luật. Mong báo LĐ duy trì thường xuyên những hoạt động như thế này.
Về nội dung hội thảo, khi nghiên cứu bộ luật phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn của CP, trước mắt phải đảm bảo lợi ích của CP, sau đó mới đến lợi ích của người lao động, rồi mới đến DN. Nếu chỉ dựa vào đó thì tính khách quan chưa phải cao nhất. Chỉ khi được cụ thể thành luật mới thành hệ thống.
BLLĐ của chúng ta bình quân 4 năm sửa đổi 1 lần và chắc chắn sẽ có những lần sửa đổi tiếp theo. Chúng tôi đồng tình nên có các luật, các luật đó tạo thành BLLĐ, vì BLLĐ hiện tại mới chỉ có luật LĐ và trong luật LĐ có các chương chứ không phải BLLĐ, nêu lên những cái cơ bản, chung chung, rất khó đi vào những cái cụ thể của cuộc sống.

Chúng ta tham gia BLLĐ thì luật BHXH và bảo hiểm y tế cũng nằm trong hệ thống của BLLĐ. Theo quan điểm cá nhân tôi nên đưa BHXH về ngành LĐTBXH chứ không để như hiện nay. Chính vì đưa BHYT cho BHXH nên người lao động đi khám bệnh rất khổ. 

Người lao động đi khám bệnh lại bị một bộ máy của BHXH kiểm soát, vào bệnh viện lại bị bộ máy của bệnh viện kiểm soát, hai bộ máy kiểm soát đó khiến người bệnh đi khám vài bệnh thông thường cuối cùng chỉ có vài chục tiền thuốc mà vẫn mất 20% bảo hiểm.
Trong chương về thỏa ước chúng ta nói thực hiện quy chế dân chủ nhưng cần có luật thực hành dân chủ ở cơ sở, luật ghi thế nhưng CP chỉ cho nghị định 60, chủ yếu về hội nghị người lao động và hội nghị công chức, còn dân chủ cơ sở có rất nhiều vấn đề chưa được đầy đủ.
Chúng ta nên có những hội thảo ở từng cơ quan chuyên ngành để đi sâu vào từng vấn đề. Hội thảo hôm nay để tìm những bất cập và cần tổ chức thường xuyên để tạo thành diễn đàn của báo LĐ góp tiếng nói bảo vệ lợi ích công nhân.

(http://laodong.com.vn/)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • DOMI giới thiệu về sự phát triển của các tổ chức khoa học - công nghệ ngoài công lập ( Đơn vị 81)
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38945
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7851
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao