BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Quản lý nghiên cứu khoa học: Chưa minh bạch?

(Cập nhật: 10/16/2012 12:02:52 PM)

Một chính sách quản lý tạo ra môi trường minh bạch trong nghiên cứu sẽ là tiền đề tạo động lực cho đổi mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn quản lý là khâu then chốt trong đổi mới giáo dục. Liệu đây cũng có phải là một khâu then chốt trong phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam?

Bản chất vẫn là "xin- cho"
Gần đây trên các báo đưa nhiều tin bài về vấn đề thu hút các nhà khoa học có chất lượng về làm việc tại cơ quan nghiên cứu, đào tạo tại Việt Nam. Nhiều bức xúc của các nhà khoa học trẻ đã được chỉ ra như lương không đủ sống, thủ tục "hành là chính", nghiên cứu theo quota, các đề tài được đóng quyển và "cất tủ" thường xuyên. Tuy nhiên chưa có bài viết nào phân tích được cái gốc của vấn đề và chỉ ra biện pháp khắc phục.
Tôi là người cũng đã được đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài và hiện đang công tác tại một cơ quan đào tạo và nghiên cứu của Nhà nước. Do đó tôi rất hiểu bức xúc của các tiến sĩ trẻ, đặc biệt là các bạn được đào tạo tại nước ngoài khi không được đóng góp hết những khả năng làm việc mà mình có. Nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề hiện nay theo tôi chính là do chúng ta chưa thực sự tạo ra một môi trường minh bạch trong quản lý nghiên cứu khoa học. Các chính sách quản lý chưa tạo được động lực để các nhà khoa học có cơ hội được "làm thật và hưởng thật".
Bản chất của nghiên cứu khoa học hiện nay ở Viêt Nam vẫn nằm trong cơ chế "xin-cho" mà chưa được vận hành theo nhu cầu của thị trường. Theo quy trình, hàng năm các đơn vị gửi đăng kí đề tài các cấp về cơ quan chủ quản. Các đề tài đăng kí sẽ được một hội đồng lựa chọn. Tùy thuộc vào cấp của đề tài, là trọng điểm cấp Bộ, tỉnh, t/p hay của Nhà nước, mà đề tài được đưa ra đấu thầu để tuyển chọn đơn vị có thuyết minh tốt nhất tiến hành thực hiện nghiên cứu.
Các đề tài sau khi thực hiện xong sẽ được đánh giá trên cơ sở cho điểm của một hội đồng khoa học. Cách đánh giá này dựa trên nhiều yếu tố chủ quan hơn là khách quan, theo một hệ thống các tiêu chí "cứng" cần phải đạt được cho các đề tài. Chính yếu tố này mà nhiều đề tài mặc dù được đánh giá tốt nhưng lại sau đó "cất tủ" và không được tiếp tục triển khai.
Bên cạnh đó phương thức thực hiện đăng kí đề tài nghiên cứu hiện nay gây ra quá nhiều bất cập. Phần lớn các đề tài là do các nhà khoa học tự nghĩ ra theo vốn khoa học hiện có, cộng với quan sát thực tiễn của bản thân. Rất ít đề tài xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải giải quyết tại một địa chỉ cụ thể. Từ đó dẫn đến các nhà khoa học thường làm việc độc lập, thiếu sự cộng tác với các cơ sở thực tiễn bên ngoài và ít nhiều có tính "tự sướng".
Do tính thiếu cơ sở thực tiễn mà các đăng kí hay thuyết minh của các nhà khoa học đã có "uy tín" sẽ dễ được hội đồng chấp nhận hơn. Cơ hội cho các tiến sĩ trẻ được chấp nhận đăng kí, thuyết minh sẽ ít đi rất nhiều nếu không có các "vận động hành lang" cần thiết.
Cần sự chuyển mình của nhà quản lý+ nhà nghiên cứu

Tính minh bạch còn thể hiện ở chỗ người đăng kí đề tài là người có nhu cầu chứ không phải là người thực hiện. Các nhà khoa học sẽ đấu thầu cạnh trạnh để thực hiện nghiên cứu bằng cách kết hợp với cơ sở có thực tiễn. Rõ ràng lúc này cơ hội cho các tiến sĩ trẻ được đóng góp trí tuệ trở nên rộng cửa hơn rất nhiều khi xóa bỏ được tận gốc cơ chế "xin-cho".

Nghiên cứu khoa học muốn phát triển cũng cần phải được vận hành trên nền tảng của sự cạnh tranh lành mạnh như trong các lĩnh vực khác. Tính minh bạch trong quy trình quản lý và các tiêu chí đánh giá là rất cần thiết. Vài năm gần đây, Bô KHCN đã tạo ra một bước đột phá trong quản lý với sự ra đời của Quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản Nafosted.
Quỹ này cấp kinh phí nghiên cứu cho tất cả các đề tài dựa trên tiêu chí đánh giá là số bài báo đăng trên các tạp chí có chỉ dẫn quốc tế ISI. Bên cạnh đó nhà khoa học có bài báo đăng trên các hội thảo quốc tế cũng được tài trợ kinh phí tham dự. Rõ ràng đây là một phương thức quản lý minh bạch cho tất cả các loại đề tài mà kết quả chính là các bài báo minh chứng được tính mới, tính khoa học qua sự phản biện của các chuyên gia quốc tế.
Với mặt bằng trình độ khoa học còn thấp như hiện nay ở Việt Nam, thì sự đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên phản biện của các chuyên gia nước ngoài là cần thiết.
Tuy nhiên, bộ tiêu chí của Nafosted đưa ra hiện nay là khá cao so với mặt bằng nghiên cứu chung ở Việt Nam. Để thu hút được nhiều người tham gia hơn nữa trong thời gian tới, Nafosted nên mở rộng bộ tiêu chí để chấp nhận cả các bài báo đăng trên kỉ yếu của các hội thảo có kiểm chứng của các tổ chức uy tín quốc tế. Trong một số lĩnh vực nghiên cứu mang tính công nghệ, để có được một bài báo tại hội thảo quốc tế thì nhà khoa học cũng đã cần bỏ ra khá nhiều công sức.
Bên cạnh các nghiên cứu để tìm ra tính mới, tính sáng tạo thì ở Việt Nam cũng rất cần các nghiên cứu làm chủ công nghệ để áp dụng vào thực tiễn. Kết quả chính của các nghiên cứu này chắc chắn phải là sản phẩm, ít nhất ở dưới dạng thiết kế và có các mẫu (prototype). Các sản phẩm phải được đánh giá trên các bộ tiêu chí kĩ thuật do các cơ quan kiểm định chất lượng ban hành.
Như vậy xuất phát điểm của các đề tài loại này cần phải do một cơ sở đề xuất từ nhu cầu sử dụng trong thực tiễn. Việc đánh giá các đề tài loại này sẽ dựa trên các tiêu chí khách quan như mức độ tiên tiến của công nghệ dùng trong sản phẩm, ở Việt Nam đã có ai làm chủ công nghệ, so sánh các chỉ tiêu kĩ thuật và giá thành của sản phẩm làm ra trong nước với sản phẩm của nước ngoài.
Tính minh bạch còn thể hiện ở chỗ người đăng kí đề tài là người có nhu cầu chứ không phải là người thực hiện. Các nhà khoa học sẽ đấu thầu cạnh trạnh để thực hiện nghiên cứu bằng cách kết hợp với cơ sở có thực tiễn. Rõ ràng lúc này cơ hội cho các tiến sĩ trẻ được đóng góp trí tuệ trở nên rộng cửa hơn rất nhiều khi xóa bỏ được tận gốc cơ chế "xin-cho".
Ngoài hai loại hình nghiên cứu chính ở trên, hiện nay ở Việt Nam cũng còn có các đề tài nghiên cứu theo nghị định thư của Chính phủ với nước ngoài và các đề tài cấp theo kinh phí khoa học thường xuyên của các đơn vị. Với mục đích là hỗ trợ tăng cường giao lưu giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, các đề tài dạng nghị định thư cũng cần được đánh giá với các tiêu chí cứng để tạo ra sự minh bạch.
Đó là số lượng hội thảo giao lưu được tổ chức chung, số lượng bài báo viết chung được đăng tại hội thảo và tạp chí quốc tế,... Bên cạnh các đề tài được quản lý bởi các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, thì nguồn kinh phí khoa học thường xuyên cấp xuống các cơ sở vẫn rất cần thiết. Việc khai thác sử dụng nguồn kinh phí này như thế nào cần để sự chủ động hoàn toàn cho các đơn vị.
Tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động mà một phần kinh phí được sử dụng để thực hiện các đề tài cho mục đích duy trì công tác nghiên cứu thường xuyên của đơn vị. Tuy nhiên, không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ vào mục đích làm đề tài để dẫn tới thiếu kinh phí làm công tác phụ trợ cho nghiên cứu.
Để giải quyết các tồn tại và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học thì không chỉ nằm ở một cơ chế quản lý. Rất cần có sự chuyển mình của cả các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu khoa học để tạo ra sự đổi mới toàn diện. Một chính sách quản lý tạo ra môi trường minh bạch trong nghiên cứu sẽ là tiền đề tạo động lực cho đổi mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn quản lý là khâu then chốt trong đổi mới cải cách giáo dục. Liệu đây cũng có phải là một khâu then chốt trong phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam?

(Tạ Tuấn Anh)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38945
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7851
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao