Căn cứ tính lương làm thêm giờ tại doanh nghiệp Nhà nước
(Cập nhật: 5/12/2018 9:56:51 AM)
Trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được xác định dựa trên số lao động và mức tiền lương bình quân gắn với năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch
Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty phải thực hiện nhiệm vụ là quản lý bảo vệ rừng, phòng chống và chữa cháy rừng (PCCCR) trên toàn bộ diện tích được giao quản lý. Do đó, ngoài thời gian làm việc 8 giờ trong ngày, Công ty phải tổ chức và huy động lực lượng làm thêm giờ (không quá 200 giờ/lao động/năm) để trực chòi canh lửa rừng để phát hiện sớm những đám cháy từ xa, tuần tra, kiểm soát người vào ra rừng, sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có tình huống.
Việc làm thêm giờ không làm tăng doanh thu đơn thuần như các doanh nghiệp công nghiệp khác mà mục tiêu là bảo đảm an ninh, an toàn cho rừng để phục vụ cho sản xuất và giữ vững môi trường trên khu vực cũng như trên địa bàn huyện.
Tháng 4 hàng năm, Công ty xây dựng phương án làm thêm giờ và được Chủ tịch công ty phê duyệt. Chi phí cho việc trực làm thêm giờ này được tính toán và chi trả cho người lao động tương đương 330 triệu đồng/năm.
Năm 2017, Công ty xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch để làm cơ sở cho việc tạm ứng lương cho người lao động trong công ty. Do một số điều kiện khách quan nên các chỉ tiêu tài chính về sản xuất kinh doanh như tổng doanh thu, tổng chi phí (chưa có lương), năng suất lao động và lợi nhuận đều giảm so với năm 2016.
Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch, sau khi tính toán theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH thì mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.
Căn cứ Khoản 5, Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH khi mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động, thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.
Khi các cấp có thẩm quyền (Liên ngành Sở Tài chính và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) thực hiện việc kiểm tra, giám sát chỉ chấp nhận mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động, không chấp nhận khoản chi gần 330 triệu đồng cho việc làm thêm giờ và không đưa vào quỹ tiền lương của người lao động, mặc dù về phía Công ty đã viện dẫn những căn cứ sau đây:
- Hợp đồng lao động theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động -Thương và Xã hội. Ngoài những nội dung khác, trong hợp đồng lao động có ghi: Mức tiền lương và các loại phụ cấp; những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của Thỏa ước lao động tập thể.
Nội dung của Thỏa ước lao động tập thể còn hiệu lực có ghi: Lao động khi được điều động làm thêm giờ thì được trả lương theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Điểm c, Khoản 1, Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ có quy định về các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương…; Điểm a, b; Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về các khoản bổ sung xác định và không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phan Văn Châu đề nghị giải đáp, tiền lương làm thêm giờ có được được cộng vào tiền lương và được xem là mức lương trong hợp đồng lao động không?
Về vấn đề này, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 9 và Khoản 1, Điều 14 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 1/9/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được xác định dựa trên số lao động và mức tiền lương bình quân gắn với năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch, trong đó công ty có lợi nhuận mà mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương trong hợp đồng lao động thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.
Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với mức tăng hoặc giảm năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch, trong đó công ty lỗ hoặc không có lợi nhuận nhưng mức tiền lương bình quân thực hiện thấp hơn mức lương theo hợp đồng lao động thì quỹ tiền lương thực hiện được tính trên mức lương bình quân trong hợp đồng lao động, cộng với tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương (nếu chưa tính đến) và tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Trường hợp công ty có lợi nhuận nhưng mức tiền lương bình quân thực hiện thấp hơn mức lương theo hợp đồng lao động thì công ty căn cứ các nguyên tắc nêu trên để xác định quỹ tiền lương thực hiện cho người lao động.
(chinhphu.vn)
Tin tức liên quan
- Được chỉ định thầu cung cấp dịch vụ đào tạo?
- Giải đáp các thắc mắc về tiền lương và BHXH
- Có trích lập quỹ lương khi cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp?
- Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công
- Phó Giám đốc nhân sự có được kiêm kế toán trưởng?
- Tính tiền lương làm thêm ngày tết thế nào?
- Bộ lao động - Thương binh Xã hội trả lời về việc xác định tiền lương làm căn cứ bảo hiểm xã hội
- Công chức xã có bằng thạc sĩ, hưởng chế độ thế nào?
- Mức lương hưu hàng tháng khi nghỉ trước tuổi
- Quỹ đầu tư phát triển Hà Giang đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động và người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả