Công ty phải trả sổ bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn bao lâu từ khi nghỉ việc?
(Cập nhật: 12/17/2018 10:23:47 AM)
Gần đây chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của khách hàng về vấn đề trong bao lâu thì công ty phải trả sổ bảo hiểm, quyết định nghỉ việc cho người lao động, hay: công ty tôi 3 tháng nay chưa trả, có đúng luật không?
Trả lời :
Khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động cũng như người lao động cùng có trách nhiệm hoàn tất và thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Đồng thời người sử dụng lao động sẽ phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đó là luật định, tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người sử dụng lao động lại gây khó dễ cho người lao động, chậm chễ trong việc trả giấy tờ; việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Bởi lẽ, khi thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng khoản trợ cấp thất nghiệp, để hưởng khoản này thì buộc người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng; hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ có: sổ bảo hiểm xã hội, quyết định thôi việc.. nếu người sử dụng kéo dài thì người lao động sẽ không nhận được trợ cấp.
Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Trường hợp công ty thực hiện nghĩa vụ chậm thì sẽ bị xử phạt hành chính:
Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
(Ban tư vấn)
Tin tức liên quan
- Gói thầu dưới 100 triệu đồng có phải lấy 3 báo giá không?
- Sử dụng vốn Nhà nước phải áp dụng Luật Đấu thầu?
- Thay đổi công việc phải ký phụ lục hoặc giao kết hợp đồng mới
- Nhận tiền tài trợ có phải xuất hoá đơn GTGT?
- Cách tính thời gian làm việc để chia quỹ khi cổ phần hóa
- Cơ quan nào điều chỉnh mức lương làm căn cứ đóng BHXH?
- Chậm điều chỉnh BHXH: Đơn vị bị truy thu và tính thêm lãi suất
- Bộ LĐTB&XH trả lời về việc ký hợp đồng lao động
- Xây dựng thang, bảng lương phải có ý kiến của công đoàn
- Công chức được cử đi học ở nước ngoài có phải đóng BHXH?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả