Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH?
(Cập nhật: 11/12/2020 9:36:43 AM)
Hợp đồng thử việc không phải đóng BHXH nếu trong nội dung hợp đồng không nhắc đến việc đóng BHXH như hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, nếu thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trả lời như sau:
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, những đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ ngày 1/1/2018);
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
Tại Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định nội dung hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của HĐLĐ;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) BHXH và BHYT;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Như vậy có thể hiểu rằng, hợp đồng thử việc không phải đóng BHXH vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng BHXH như HĐLĐ.
Tuy nhiên, nếu thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ theo hướng dẫn tại Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của BHXH Việt Nam.
(chinhphu.vn)
Tin tức liên quan
- Thắc mắc về việc tuân thủ Thông tư 28/2016
- Chi tiền nghỉ phép năm cho Người quản lý Công ty TNHH 100% vốn Nhà nước.
- Ký hợp đồng thuê khoán có phải đóng BHXH?
- Chuyển công việc khác có được giữ nguyên lương?
- Có thể xây dựng bậc lương tiếp theo khi người lao động đã ở bậc cao nhất?
- Cách tính quỹ lương
- Tiền lương làm thêm giờ trả cho người lao động
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm?
- Thời điểm chốt danh sách lao động khi cổ phần hóa?
- Khó khăn khi lập phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả