Thế nào là đào tạo khôn ngoan?
(Cập nhật: 5/4/2012 2:55:58 AM)
“Đào tạo là chiến lược thông minh để doanh nghiệp phát triển bền vững, nhưng đào tạo thế nào là khôn ngoan?”. Ở chừng mực nào đó, có thể nói, “nhìn vào nền giáo dục của một quốc gia, ta biết được quốc gia đó đứng ở đâu, và nhìn vào sách lược đào tạo của doanh nghiệp, có thể biết được doanh nghiệp đó phát triển bền vững như thế nào”.
Tại sao đào tạo là chiến lược sống còn của doanh nghiệp ?
Ai cũng biết rằng một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hay trì trệ là do yếu tố con người (như năng lực, phẩm chất) trong doanh nghiệp đó quyết định.
Rõ ràng là qua quá trình đào tạo, con người sẽ đạt được những kiến thức/ kỹ năng, phẩm chất hay trình độ, để đáp ứng các yêu cầu nào đó mà chúng ta mong muốn. Ngoài ra, đào tạo còn là quá trình phát hiện các phẩm chất, năng lực của con người, từ đó mới có chiến lược bồi dưỡng và phát huy tác dụng tố chất đó.
Hơn nữa, quá trình đào tạo của nhà trường, nói chung chỉ mới cung cấp những kiến thức cơ bản/ nền tảng. Nói cách khác, có một khoảng cách khá xa giữa đào tạo của nhà trường với thực tiễn. Vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng một chương trình đạo tạo, để ít nhất sang bằng khoảng cách này. Nói tắt hơn là đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp.
Đồng thời, nhu cầu xã hội phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp để đáp ứng và/ hoặc đón đầu nhu cầu thị trường. Đó chính là tầm nhìn của người Lãnh đạo vậy. Chẳng hạn, một số nhân sự cao cấp của APAVE đang được đào tạo để đón đầu các dịch vụ mới như tham gia vào các Nhà máy điện hạt nhân sẽ xây dựng tại Việt nam và khu vực trong những năm sắp tới, hoặc công ty đang đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên là để phát triển ra khu vực và quốc tế.
Không những thế, nền giáo dục Việt nam còn nhiều bất cập, như trong bài “Định nghĩa lại giáo dục - Ông Giản Tư Trung(1)”, hay như bài “Đào tạo và doanh nghiệp - T. S Nguyễn Công Phú (2)”. Do đó, các kỹ sư/ nhân sự Việt nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều trong nền giáo dục đó. Thế thì, việc đào tạo trong doanh nghiệp Việt nam phải được xem trọng hơn nữa.
Chúng ta có dám nghĩ đến lúc nào đó “khi nói đến APAVE, nghĩ đến tư duy hơn là tên gọi của một Công ty”, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sách lược đào tạo của công ty vậy.
Và đó chính là tư tưởng của T.S Nguyễn Công Phú “Vấn đề đào tạo, tái đào tạo, đào tạo liên tục là một quyết sách vừa là công cụ vừa là mục tiêu chiến lược, sách lược phát triển của doanh nghiệp Việt Nam(3)” hay “ĐÀO TẠO LÀ CHIẾN LƯỢC THÔNG MINH ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
Và đào tạo như thế nào gọi là khôn ngoan?
Tôi rất tâm đắc câu “người thầy dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức”.
Cho đến nay, có thể nói, việc đào tạo nhân viên về các chứng chỉ NDT, CSWIP, API, Inspector, mặc dù gần đây đã có những bước tiến đáng kể về đào tạo, cũng chỉ dừng ở mức độ đào tạo phần cứng – đào tạo chứng chỉ, để đáp ứng điều kiện cần tức là các yêu cầu tối thiểu/ thủ tục pháp lý của dự án, mà chưa phải là đào tạo con người thật sự.
Và không quá đáng khi nói rằng, hầu hết người được đào tạo như thế sẽ lĩnh hội phần kiến thức hay kỹ năng tương ứng với chứng chỉ đó, chứ chưa thể hiện một đẳng cấp, hay rút ra một phương pháp luận nào từ quá trình đào tạo như thế. Cho nên, khi xử lý một vấn đề/ tình huống chưa gặp trước đó, thường giải quyết lúng túng, bị động, mất phương hướng, nghĩa là thiếu tính chuyên nghiệp trong “kỷ luật, chuyên nghiệp và hài hòa”.
Do đó, việc đào tạo hiện nay là tốn khá nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, nhưng chưa đem đến một giá trị gia tăng thật sự cho Công ty. Nói cách khác, chúng ta vẫn chưa giải quyết vấn đề cốt lõi của đào tạo - đào tạo để phát triển con người (về nhân cách, nhận thức, kiến thức, kỹ năng, v.v).
Vì đào tạo là một phạm trù khá rộng, người viết không có tham vọng đưa ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp/ công ty, mà chỉ đưa ra một số chủ kiến về đào tạo gọi là khôn ngoan hiện nay.
1. Phải đào tạo con người, không phải đào tạo bằng cấp/ chứng chỉ.
2. Phải nhận diện đối tượng được đào tạo.
3. Xác định rõ mục tiêu đào tạo (để đáp ứng và/or đón đầu nhu cầu xã hội thông qua mục tiêu của doanh nghiệp)
4. Xây dựng phương pháp đào tạo, chiến lược đào tạo (ngắn, trung và dài hạn)
Từ những điểm nhấn ở trên, chúng ta có thể nhận diện được tầm quan trọng của việc đào tạo, và phải đào tạo như thế nào? Tức là giải quyết vấn đề cốt lõi của đào tạo – đó là góp phần phát triển xã hội thông qua các sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao của doanh nghiệp. Khi đó người đào tạo và người được đào tạo thấy hết được vai trò và trách nhiệm của mình – Đó chính là triết lý của nền quản trị mới “Trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức”.
(Võ Vân Trường)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả