BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Lương giảng viên đại học thay đổi từ 100 lên 300 triệu đồng/năm?

(Cập nhật: 12/11/2022 9:35:31 AM)

Sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018 - 2021), lương giảng viên đại học có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97%.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại Hội nghị tự chủ đại học ngày 4/8, cho thấy, từ 2018 đến 2021 tổng thu của các cơ sở GDĐH tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài NSNN cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh, cụ thể:

23 cơ sở  giáo dục  đại học thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ như sau:

Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).

Lương giảng viên đại học thay đổi từ 100 lên 300 triệu đồng/năm? - 4

Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư.

 Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư cũng tăng dần đều hằng năm (tỷ lệ giáo sư tăng thêm 0,5%/năm; phó giáo sư tăng thêm 5-6%/năm).

Lương giảng viên đại học thay đổi từ 100 lên 300 triệu đồng/năm? - 5

Nguồn Bộ GD&ĐT.

 

Theo số liệu báo cáo của các trường từ khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cho phép thí điểm tự chủ đến năm 2017, nhìn chung các trường đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học, miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích lập quỹ học bổng khuyến khích theo quy định và đều có chênh lệch thu lớn hơn chi...

Thông tin trên gây khá bất ngờ với nhiều người. Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo trường đại học cho biết, mức lương như Bộ GD-ĐT thống kê mức lương tăng 20,8%, một số trường có mức lương cao như vậy điều đó làm cho mọi người tưởng rằng giáo dục là nghề kinh doanh "béo bở". Ở các trường khối nông lâm, khối sư phạm, các đại học vùng ở các vùng… đang rất khó khăn, không được như vậy vì họ vướng nhiều cơ chế. Với các trường khu vực này, tất cả nguồn thu không quá 100 triệu đồng/năm.

Bộ GD&ĐT cho biết, theo quy định tại Nghị quyết 29, ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho lĩnh vực GDĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách. Chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

So sánh tỉ trọng chi NSNN cho GDĐH của Việt Nam/GDP giai đoạn 2018-2020 cho thấy tỷ trọng chi NSNN cho GDĐH của Việt Nam tăng từ 0,25% lên 0,27% GDP, tương ứng từ 13.634 tỷ đồng lên 16.703 tỷ đồng) là vô cùng khiêm tốn, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực và thế giới.

(Nhật Hồng - Dantri.com.vn)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao