BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

TẠI SAO CHƯA TỐI ƯU THUẾ TẠI DOANH NGHIỆP ?

(Cập nhật: 6/8/2020 9:51:47 AM)

VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC Địa chỉ: Tầng 7, số 53 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân Hotline: 0981 126 755

      Có 8 lý do cho vấn đề này:

  1. Vì am hiểu thiếu tường tận về các sắc thuế nên áp dụng giá tính thuế cao hơn thực tế.
  2. Bỏ qua các giá trị về tài sản cố định, góp vốn bằng hiện vật, chi phí thành lập doanh nghiệp (lần đầu) dẫn tới thiệt hại giá trị lớn không được tính khấu hao hoặc chi phí phân bổ. Đây là lỗi phổ biến của các doanh nghiệp, vì phần lớn các công ty ở VN có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp được thành lập dựa trên lao động cật lực và tâm huyết cuả cá nhân hoặc của một vài người. Các chi phí của thời kỳ này ai cũng biết là không hề nhỏ, thậm chí các chi phí phải mua dịch vụ từ nước ngoài nhưng cho tới khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì gần như không có một đồng giá trị nào được tính vào chi phí tính thuế của doanh nghiệp.
  3. Không kiểm soát được các khoản mục chi phí được trừ và không được trừ, đơn thuần làm theo các tự phát và “truyền miệng”. Lỗi này có thể do hạch toán sai, hạch toán thiếu “tinh tế” dẫn đến vượt định mức hoặc mất tính cân đối giữa doanh thu và chi phí.
  4. Không lập kế hoạch về thuế theo hoạt động (giao động với doanh thu và mức hoạt động thực tế), từ đó không thể quản lý được tỷ trọng chi phí tính thuế theo từng mức doanh thu. Thậm chí công tác thuế không được tổ chức một cách bài bản, chứng từ - hồ sơ không lưu trữ, tập hợp một cách ngăn nắp, các chi phí phát sinh được ghi nhận thiếu nhất quán ở các kỳ khác nhau, hoặc được ghi nhận khác nhau giữa những người làm khác nhau (do thay đổi nhân sự)
  5. Kế toán của bạn có thể đã không hoàn thiện hồ sơ tài sản, chi phí trả trước, nhân sự tiền lương, quy chế thương mại và chiết khấu thanh toán, quy chế lao động tiền lương và các hồ sơ gốc khác, cho nên các chi hí đã ghi nhận tính thuế có thể không được “giải thích” một cách “hợp lý” (thiếu tin cậy và không có khả năng bảo vệ khi thanh tra)
  6. Có thể các chính sách vĩ mô, các ưu đãi về chính sách của Nhà nước đã không được tận dụng một cách triệt để hoặc có vận dụng nhưng lại tính toán thiếu chuẩn xác về mặt số học dẫn đến không phát huy hết hiệu quả
  7. Hàng hoá, dịch vụ (thu nhập chịu thuế) ở mức thuế suất bị đánh đồng với hàng hoá dịch vụ (thu nhập chịu thuế) ở mức thuế suất cao. Điều này nghĩa là nhân viên của bạn không tách biệt được từng hàng hoá dịch vụ nhỏ trong mỗi hợp đồng đê có thể vận dụng các mức VAT và CIT khác nhau mà đơn giản là tính một cách “đánh đồng là một” ở mức thuế suất cao.
  8. Cuối cùng là, tính toán “tối ưu” (khai thác tối đa) trong khuân khổ Pháp luật về thuế và kế toán để có tổng chi phí tính thuế cao nhất, từ đó dẫn đến lợi nhuận tính thuế hiện hành thấp nhất.

       Những nguyên nhân sâu xa cho 8 lý do trên:

  1. Nhờ người thân quen làm kế toán theo kiểu “nói miệng”, để rồi tiền mất mà vẫn phải mang ơn.
  2. Thuê dịch vụ khai thuế “đơn thuần”, tức là công ty dịch vụ kế toán sẽ kê khai thuế một cách thu động dựa vào những dữ liệu doanh nghiệp cung cấp, thiếu đi sự tư vấn, cảnh báo cho doanh nghiệp. Như vậy, thực chất doanh nghiệp vẫn “mù mờ”, còn đơn vị dịch vụ thì thực hiện công việc với những gì “đã xảy ra rồi”. (Phần lớn các doanh nghiệp vẫn lựa chọn các đơn vị tư vấn như vậy là vì giá rẻ). Cho tới cuối cùng, doanh nghiệp nhận được một báo cáo quyết toán một cách chiếu lệ mà thậm chí không có sổ sách kế toán đi kèm, không có báo cáo giải trình và chắc chắn doanh nghiệp lại tự mình “đối mặt” với các thanh tra thuế vài năm sau
  3. Sử dụng dịch vụ không kèm theo cam kết giải trình thanh tra thuế, giải đáp, phức đáp với cơ quan quản lý thuế.
  4. Khi có sự thay đổi nhân sư kế toán, không thực hiện bàn giao một cách cẩn thận, dẫn tới tình trạng người mới thì không quan tâm tới kết quả đã làm, người cũ thì đã cao chạy xa bay, cuối cùng người chịu trận vẫn là “ông chủ”.
  5. Không thiết lập công tác kế toán thuế (thực hiện bởi người có nghiệp vụ và am tường chính sách) dẫn tới làm kế toán thuế theo kiểu hoàn toàn đối phó, theo kiểu “chạy chứng từ”, “chạy hoá đơn” với suy nghĩ sai lầm là “cân đối VAT” trước mắt, và điều này thường dẫn tới hệ luỵ nghiêm trọng.

       GIẢI PHÁP NÀO CHO NGUYÊN NHÂN TRÊN:

  • Đánh giá kỹ lưỡng, cẩn trọng năng lực chuyên môn của nhân viên kế toán khi tuyển dụng.
  • Nếu có sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài thì phải yêu cầu giải trình về phương pháp tư vấn và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp giải trình với cơ quan Thuế.
  • Đừng ham dịch vụ “giá rẻ” mà cần tập trung vào chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ kế toán cũng như kinh nghiệm của chuyên gia.

Bắt nguồn từ những lý do trên, Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức DOMI gửi tớiQuý doanh nghiệp các dịch vụ kế toán và thuế đảm bảo tính phù hợp, chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan Thuế. Chi tiết vui lòng liên hệ:

VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC

Địa chỉ: Tầng 7, số 53 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân

Hotline: 0981 126 755

Trân trọng !

 

(Nguyễn Thảo – biên tập từ bài viết “Tối ưu thuế - góc nhìn đa chiều” của Vinatax)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao