Có biến động về nhân sự, điều chỉnh quỹ tiền lương thế nào?
(Cập nhật: 7/26/2019 10:29:46 AM)
Hỏi: Đơn vị tôi có nhân viên chuyển đi từ tháng 6/2018 (tổng biên chế không thay đổi). Phòng Tài chính-Kế hoạch điều chỉnh giảm kinh phí lương, các khoản phụ cấp và đóng góp của nhân viên này, đồng thời, bổ sung kinh phí thiếu biên chế theo hệ số lương 2,34 cho đơn vị từ tháng 6/2018. Xin hỏi, đơn vị làm vậy đúng hay sai? Đến tháng 10/2018, đơn vị có nhân viên chuyển đến, hệ số lương cao hơn 2,34. Xin hỏi, đơn vị sẽ dùng nguồn kinh phí đã được giao biên chế thiếu 2,34 từ tháng 6/2018 để bảo đảm chi lương, các khoản phụ cấp, đóng góp theo lương cho người mới từ tháng 10/2018 hay Phòng Tài chính-Kế hoạch tham mưu cấp bổ sung kinh phí chênh lệch hệ số lương cho người mới này?
Ngày 15/12/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 132/2017/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018. Tại Khoản 10, Điều 3 Thông tư số 132/2017/TT-BTC quy định việc phân bổ và giao dự toán như sau:
“Đối với cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, việc phân bổ và giao dự toán thực hiện quy chế tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước”.
Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm, bao gồm:
“a) Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên:
- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và khoán quỹ tiền lương của số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quỹ tiền lương khoán bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hoặc mức lương chức vụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo quy định).
- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách Nhà nước hiện hành.
Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước cho các Bộ, cơ quan Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Định mức phân bổ ngân sách Nhà nước đối với cơ quan thuộc các Bộ, các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương quy định trên cơ sở cụ thể hoá định mức phân bổ dự toán chi ngân sách do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước đối với cơ quan thuộc địa phương do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013; trường hợp lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.
Đồng thời, tại Điểm a, Khoản 4 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ được điều chỉnh trong các trường hợp:
“- Do điều chỉnh biên chế công chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các quy định có liên quan;
- Do Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi định mức phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực quản lý hành chính”.
Căn cứ theo các quy định nêu trên, việc khoán quỹ tiền lương được xác định theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Trường hợp đơn vị của ông Đoàn bảo đảm các quy định nêu trên thì được xem xét điều chỉnh kinh phí giao tự chủ.
(Chinhphu)
Tin tức liên quan
- Khoản chi tiền ăn ca cho người lao động có được khấu trừ thuế?
- Người lao động bị tai nạn trên đường, DN có phải trả chi phí y tế?
- Tiền lương làm căn cứ trả cho NLĐ trong ngày nghỉ lễ, tết
- Xác định ngày công trong tháng để tính trợ cấp thôi việc
- Xác định mức chi tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị
- Thời gian thử việc có được tính để nhận trợ cấp thôi việc không?
- Làm việc sau nghỉ hưu vẫn được trợ cấp khi thôi việc
- Đơn giá ngày công tối thiểu cho lao động hợp đồng
- Phân biệt ký tắt, ký nháy và ký chính thức
- Không dùng quỹ lương của người lao động để trả cho lãnh đạo
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả