Phân biệt ký tắt, ký nháy và ký chính thức
(Cập nhật: 2/19/2019 9:54:36 AM)
Ba hình thức ký tắt, ký nháy và ký chính thức được sử dụng như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trong các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể khái niệm "ký tắt", "ký nháy" và cách sử dụng của mỗi loại chữ ký. Tuy nhiên, trong một phạm vi khác, ký tắt là hành vi được quy định tại khoản 7 điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016: "Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài".
Ngoài ra, điều 9 Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16/4/2016 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức có quy định như sau:
1. Người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ký ban hành; đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước xác định việc đóng dấu mật, đối tượng nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết định.
2. Chánh Văn phòng giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng ở "nơi nhận".
Như vậy, bạn có thể hiểu chữ ký nháy (còn gọi là chữ ký tắt) là chữ ký của người có trách nhiệm, nhằm xác định văn bản trước khi ban hành đã được rà soát đúng thẩm quyền, đúng nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Chữ ký nháy được xuất hiện ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, có một số chữ ký nháy nằm ở cuối cùng của văn bản và cuối mỗi trang văn bản. Với các văn bản hành chính, chữ ký nháy có thể còn nằm ở bên cạnh chữ "Nơi nhận" thuộc phần ghi tên đơn vị nhận văn bản.
Chữ ký nháy với văn bản hành chính xác nhận người nào có trách nhiệm soạn thảo, rà soát nên văn bản đó. Chứ ký nháy đối với các bản Hợp đồng, bản thỏa thuận có vai trò ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên thương lượng trước khi ký chính thức tại cuối văn bản.
Như vậy, bạn có thể hiểu chữ ký chính thức là chữ ký có giá trị xác nhận nội dung của toàn văn bản và do người có thẩm quyền ban hành văn bản ký. Chữ ký chính thức được ghi ở bên dưới chức danh của người ký. Chữ ký chính thức phải ghi cụ thể họ và tên người ký, nếu có đóng dấu thì được đóng dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
(vnexpress)
Tin tức liên quan
- Không dùng quỹ lương của người lao động để trả cho lãnh đạo
- Công ty phải trả sổ bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn bao lâu từ khi nghỉ việc?
- Gói thầu dưới 100 triệu đồng có phải lấy 3 báo giá không?
- Sử dụng vốn Nhà nước phải áp dụng Luật Đấu thầu?
- Thay đổi công việc phải ký phụ lục hoặc giao kết hợp đồng mới
- Nhận tiền tài trợ có phải xuất hoá đơn GTGT?
- Cách tính thời gian làm việc để chia quỹ khi cổ phần hóa
- Cơ quan nào điều chỉnh mức lương làm căn cứ đóng BHXH?
- Chậm điều chỉnh BHXH: Đơn vị bị truy thu và tính thêm lãi suất
- Bộ LĐTB&XH trả lời về việc ký hợp đồng lao động
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả