Hỏi: Phụ cấp đi lại cho nhân viên có phải tính đóng BHXH?
(Cập nhật: 3/30/2017 2:28:17 PM)
Hiện tại công ty tôi có các khoản phụ cấp sau: Phụ cấp ngoại ngữ cho nhân viên phiên dịch và công nhân viên sử dụng ngoại ngữ trong quá trình làm việc; phụ cấp lái xe cho người lái xe đưa đón, chạy thử xe; phụ cấp sơn cho công nhân làm ở tổ sơn; phụ cấp bán hàng cho nhân viên phòng bán hàng; phụ cấp đi lại cho tất cả các công nhân viên trong công ty nếu nghỉ không quá 16h/tháng. Vậy công ty tôi phải đóng bảo hiểm các khoản phụ cấp nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo quy tắc tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Từ ngày 1/1/2018 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1, Điểm a, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động và mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lao động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…
Căn cứ quy định nêu trên, khoản phụ cấp ngoại ngữ, phụ cấp lái xe, phụ cấp sơn, phụ cấp bán hàng có tính chất là các khoản bổ sung khác tính đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/1/2018.
Khoản phụ cấp đi lại cho tất cả các công nhân viên trong công ty (nếu công nhân viên không nghỉ quá 16 giờ/tháng) là khoản chế độ và phúc lợi khác theo quy định tại Khoản 3, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, không tính đóng BHXH.
(DOMI)
Tin tức liên quan
- Có được tính lương chuyên gia tư vấn theo Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/1/2015
- Hướng dẫn tính lương công nhân dịch vụ công ích
- Tính lương làm thêm giờ cho người lao động
- Doanh nghiệp có thể thỏa thuận cho mượn lao động?
- Căn cứ trả lương, thưởng tại doanh nghiệp
- Ký hợp đồng lao động các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (chuyên trách), Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát (chuyên trách) và Kế toán trưởng
- Tính toán khoản lương phụ trong xây dựng tiền lương nhân công Dịch vụ công ích
- Hướng dẫn tập đoàn Hóa chất Việt Nam về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương
- Có bao nhiêu loại phụ cấp lương trong Công ty TNHH MTV
- Hướng dẫn trả lương, đóng bảo hiểm xã hội đối với công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả