Nghỉ không lương trước khi nghỉ việc có được trợ cấp thất nghiệp?
(Cập nhật: 8/6/2018 9:04:37 AM)
Đơn vị của tôi đang giải quyết nghỉ việc cho một trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Lao động này nghỉ việc ngày 1/4/2018 nhưng chưa hoàn tất thủ tục bồi hoàn chi phí đào tạo cho đơn vị đúng quy định, nên đơn vị chưa thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 1/4/2018 mà giải quyết cho người lao động nghỉ không hưởng lương trong thời gian chờ người lao động hoàn tất thủ tục bồi hoàn, dự kiến ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 1/7/2018. Người lao động nghỉ việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đủ 21 tháng trong vòng 24 tháng kể từ ngày có quyết định nghỉ việc (1/7/2018). Vậy, với trường hợp nêu trên thì người lao động có bị trễ việc làm thủ tục BHTN hay không?
BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 1, Điều 46 Luật Việc làm quy định: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”.
Khoản 2, Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 của Luật này”.
Đồng thời, Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định:
Người lao động đang đóng BHTN là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH;
b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
Đối chiếu các quy định đã nêu ở trên, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương trước khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(DOMI)
Tin tức liên quan
- Công văn của Bộ LĐTBXH trả lời về việc đóng BHXH từ 1.1.2018
- Mức thưởng thay đổi theo tháng có tính đóng BHXH?
- Chế độ khi nghỉ ốm trong thời gian chờ chấm dứt HĐLĐ
- Thủ tục nghỉ hưu với lao động hợp đồng theo NĐ 68
- Giải đáp vướng mắc về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
- Tháng làm việc dưới 14 ngày không phải đóng BHXH. Lao động bán thời gian đóng BHXH thế nào?
- Vừa có kế toán trưởng, vừa có trưởng phòng kế toán được không?
- Mức lương ghi trong hợp đồng lao động
- Căn cứ tính lương làm thêm giờ tại doanh nghiệp Nhà nước
- Được chỉ định thầu cung cấp dịch vụ đào tạo?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả