Bảo hiểm xã hội VN giải thích về cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018
(Cập nhật: 7/26/2017 4:09:16 PM)
Chiều 26/7, tại Hội nghị cung cấp thông tin BHXH, BHYT tháng 7/2017, ông Nguyễn Đức Toàn - Phó GĐ Trung tâm truyền thông (Bảo hiểm xã hội VN) cho biết, căn cứ vào quy định Luật BHXH năm 2014, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu sẽ được thay đổi từ 1/1/2018.
Thay đổi cách tính lương hưu
Theo đó, cách tính cụ thể như sau: Lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi;
Trường hợp lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (nội dung này thay đổi đối với lao động nam vì trước năm 2018 lao động nam chỉ cần đủ 15 năm đóng BHXH đã được tính bằng 45%).
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, nội dung trên chỉ thay đổi đối với lao động nữ. Vì trước năm 2018, cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% lao động nữ được tính thêm 3%.
Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Lao động nam nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Tác động ra sao?
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, đối với lao động nam thì cách tính trên tác động đến những người chưa đạt đủ số năm cần thiết để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% và ảnh hưởng đến mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ từ năm 2018 trở đi không phải là mới, chúng ta đã thực hiện từ năm 1995 theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP.
Việc thay đổi cách tính lương hưu mà không có lộ trình ảnh hưởng đến lao động nữ nhiều hơn, nhất là đối với lao động nữ có dưới 30 năm đóng BHXH, số năm đóng BHXH càng ít thì tác động càng lớn.
Theo số thống kê của BHXH Việt Nam, khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Như vậy, cách tính này ảnh hưởng nhiều hơn đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là nghỉ hưu sớm).
Cũng theo số thống kê, thời gian đóng BHXH bình quân của người nghỉ hưu trong 4 năm trở lại đây thì lao động nam có thời gian đóng BHXH bình quân là trên 32 năm, còn lao động nữ là 29 năm. Như vậy, tác động tổng thể là không lớn.
“Mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức lương đóng BHXH, điều kiện làm việc… tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ thấp khi nghỉ hưu sớm và càng thấp hơn nếu thời gian đóng BHXH không nhiều. Vì vậy khi người lao động còn trẻ, khỏe, có công việc tốt thì nên tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được nhận mức lương hưu tốt nhất giúp đảm bảo tốt hơn cuộc sống của mình khi về hưu” - ông Nguyễn Đức Toàn cho biết.
Cũng qua số liệu tổng hợp từ các địa phương, số người nghỉ hưu trong 6 tháng đầu năm nay giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đại diện BHXH VN tại Hội nghị, có thể đánh giá chưa xảy ra tình trạng nghỉ hưu sớm ồ ạt để tránh sự thay đổi về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu.
Thay đổi cách tính lương hưu
Theo đó, cách tính cụ thể như sau: Lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi;
Trường hợp lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (nội dung này thay đổi đối với lao động nam vì trước năm 2018 lao động nam chỉ cần đủ 15 năm đóng BHXH đã được tính bằng 45%).
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, nội dung trên chỉ thay đổi đối với lao động nữ. Vì trước năm 2018, cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% lao động nữ được tính thêm 3%.
Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Lao động nam nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Tác động ra sao?
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, đối với lao động nam thì cách tính trên tác động đến những người chưa đạt đủ số năm cần thiết để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% và ảnh hưởng đến mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ từ năm 2018 trở đi không phải là mới, chúng ta đã thực hiện từ năm 1995 theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP.
Việc thay đổi cách tính lương hưu mà không có lộ trình ảnh hưởng đến lao động nữ nhiều hơn, nhất là đối với lao động nữ có dưới 30 năm đóng BHXH, số năm đóng BHXH càng ít thì tác động càng lớn.
Theo số thống kê của BHXH Việt Nam, khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Như vậy, cách tính này ảnh hưởng nhiều hơn đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là nghỉ hưu sớm).
Cũng theo số thống kê, thời gian đóng BHXH bình quân của người nghỉ hưu trong 4 năm trở lại đây thì lao động nam có thời gian đóng BHXH bình quân là trên 32 năm, còn lao động nữ là 29 năm. Như vậy, tác động tổng thể là không lớn.
“Mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức lương đóng BHXH, điều kiện làm việc… tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ thấp khi nghỉ hưu sớm và càng thấp hơn nếu thời gian đóng BHXH không nhiều. Vì vậy khi người lao động còn trẻ, khỏe, có công việc tốt thì nên tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được nhận mức lương hưu tốt nhất giúp đảm bảo tốt hơn cuộc sống của mình khi về hưu” - ông Nguyễn Đức Toàn cho biết.
Cũng qua số liệu tổng hợp từ các địa phương, số người nghỉ hưu trong 6 tháng đầu năm nay giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đại diện BHXH VN tại Hội nghị, có thể đánh giá chưa xảy ra tình trạng nghỉ hưu sớm ồ ạt để tránh sự thay đổi về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu.
-------------------
Là một đơn vị tư vấn đã triển khai các hoạt động tư vấn Xây dựng thang, bảng lương và chuyển xếp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH cho hầu hết các doanh nghiệp công ích của Hà Nội và nhiều loại hình doanh nghiệp trên cả nước thời gian qua, Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức (DOMI) nhận thấy một số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải khi tự xây dựng thang bảng lương đó là:
1. Chưa đảm bảo tính hệ thống: Việc xây dựng các nhóm lương mới và chuyển xếp lương tới từng người lao động cần dựa trên cơ sở đánh giá giá trị công việc của từng chức danh thông qua phương pháp cho điểm nhằm đảm bảo các nguyên tắc: Đúng quy định của pháp luật, minh bạch công khai, kiểm soát được Quỹ lương và hạn chế các thắc mắc khiếu nại của người lao động khi chuyển xếp.
2. Thiếu căn cứ khoa học: Khi lấy ý kiến của Tổ chức Công đoàn và người lao động thường không tạo được sự đồng thuận. Các ý kiến thắc mắc của người lao động tại đơn vị chưa được giải thích khoa học, có căn cứ nên thường chậm được thông qua.
3. Không kiểm soát được quỹ lương: Một số doanh nghiệp khi xây dựng thang bảng lương mới có hiện tượng “vỡ quỹ lương” do không nắm được các kỹ thuật xây dựng và chuyển xếp từ mức lương cũ sang mức lương mới.
4. Sử dụng thang bảng lương “tạm thời”, chưa thích ứng được với các thay đổi của chính sách tiền lương: Một số doanh nghiệp chọn giải pháp tạm đóng trên cơ sở điều chỉnh mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng mới nhất tuy nhiên mối quan hệ giữa các chức danh thuộc các nhóm lương trong bảng lương lại chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính hệ thống.
Với kinh nghiệm triển khai hoạt động tư vấn “Hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực” cho hàng chục Công ty trong nhiều lĩnh vực, cùng với đội ngũ chuyên gia có năng lực chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về pháp luật lao động, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đem đến cho Quý Công ty một dịch vụ tư vấn tốt nhất. DOMI cam kết mạnh mẽ về chất lượng của dịch vụ và khẳng định rằng sẽ tạo được sự quan tâm từ Quý Công ty đối với các nội dung trong Thư ngỏ này.
Chi tiết xin vui lòng liên hệ: BAN TƯ VẤN
VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC (DOMI)
VPGD: Tầng 6, số 53 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 046 260 2424
Ms Duyên : 0983.388.319/ duyenntm@domi.org.vn
Ms Vân : 0983.894.225/ vanlt@domi.org.vn.
Hotline: Mr Ngọc 0912.114.555/ ngocvh@domi.org.vn
(Hoàng Mạnh- Dân Trí)
Tin tức liên quan
- Trao đổi, hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực - ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Mức 10% là hợp lý
- 9 đối tượng được tăng lương từ ngày 1-7
- Thông báo về việc chuyển địa điểm làm việc
- Các phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018
- Kiểm toán 'khui' hàng loạt vấn đề lương, thưởng một doanh nghiệp công ích
- Từ 1-7, điều chỉnh mức đóng BHXH theo mức lương cơ sở mới
- Lễ Công bố Quyết định thành lập Cục Quan hệ lao động và Tiền lương
- Đôn đốc doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi bảng lương
- Tăng lương tối thiểu vùng 2018: Cần chú trọng tới các ngành còn gặp “khó”
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả