Cải cách tiền lương: Cần phải quyết liệt hơn
(Cập nhật: 5/10/2023 11:26:20 AM)
Thời gian tới cần có những hành động quyết liệt hơn trong thực hiện cải cách tiền lương để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác, cống hiến trí tuệ, sức lao động cũng như bảo đảm cuộc sống của họ và gia đình.
Khó sống được bằng lương, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc
Dù Chính phủ đã thực hiện nhiều đợt cải cách tiền lương, nhiều lần điều chỉnh lương tăng nhưng người lao động, cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách đến nay vẫn không sống được bằng lương.
Dẫn thống kê của Bộ Nội vụ, bài báo "Công chức, viên chức khó sống được bằng lương" của báo Quân đội nhân dân cho biết: Từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022, đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc - chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao. Trong đó, ở bộ, ngành có 7.102 người, chiếm 17,96%; ở địa phương có 32.450 người, chiếm 82,04%.
Số liệu thống kê trên cho thấy, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương nghỉ việc lớn hơn ở bộ, ngành và tỷ lệ nghỉ việc, thôi việc của viên chức chiếm tỷ lệ lớn (89,8%), tập trung ở 2 lĩnh vực giáo dục và y tế.
Đây là thực trạng hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, bởi hai ngành này mang đặc thù riêng, ảnh hưởng lớn đến học sinh và đến người bệnh.
Nhận định về con số trên, Bộ Nội vụ thẳng thắn nêu rõ, vấn đề nghỉ việc, chuyển việc ở khu vực công thời gian qua cần nhìn nhận ở cả hai góc độ.
Đó là, việc dịch chuyển này là xu thế của sự phát triển, vận động của kinh tế - xã hội của một quốc gia, là sự "phân công lao động" theo quy luật thị trường.
Đây là cơ hội để tuyển dụng mới (thay thế), cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.
Đồng thời, việc dịch chuyển này cũng đặt ra yêu cầu cần phải nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cho tổ chức.
Trong nhiều nguyên nhân của tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, Bộ Nội vụ đã chỉ rõ, tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp so với thu nhập của người lao động cùng trình độ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Cán bộ mới ra trường tiền lương trên dưới 3 triệu/ 1 tháng đồng, các bạn trẻ sống kiểu gì?
Là người công tác trong ngành y tế nhiều năm, PGS, TS Phạm Khánh Phong Lan (đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Dược học TP Hồ Chí Minh) bày tỏ trăn trở: "Mỗi tháng ký bảng lương cho nhân viên tôi thấy rất đau lòng. Cán bộ mới ra trường chỉ nhận trên dưới 3 triệu đồng, các bạn trẻ sống kiểu gì?".
Cần có những hành động quyết liệt hơn trong thực hiện cải cách tiền lương
Mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
(chinhphu.vn)
Tin tức liên quan
- Cần công bằng trong tính lương hưu tư nhân và nhà nước
- Lý do cách tính lương hưu nhà nước, tư nhân 'chưa công bằng'
- Công văn gửi các đơn vị về đề xuất nhiệm vụ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội năm 2024
- Đơn vị sự nghiệp được ký hợp đồng lao động theo nhu cầu sử dụng
- Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
- Lương giảng viên đại học thay đổi từ 100 lên 300 triệu đồng/năm?
- Thực hư thông tin lương giảng viên đại học hàng trăm triệu đồng/tháng
- Sau 3 năm tự chủ, lương giảng viên đại học tăng vọt thế nào?
- Mức lương của giảng viên đại học năm 2022
- Giảng viên đại học công lập: Người hơn 10 triệu, người 200 triệu/tháng
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả