Công đoàn tham gia xây dựng thang, bảng lương tại doanh nghiệp
(Cập nhật: 12/31/2016 3:34:00 PM)
Xây dựng và áp dụng thang, bảng lương là yêu cầu đặt ra với tất cả các doanh nghiệp. Đây là công việc phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức từ khảo sát, tính toán định mức lao động, đánh giá tính chất phức tạp của từng vị trí công việc nên nhiều doanh nghiệp không xây dựng thang, bảng lương hoặc có nhưng mang tính hình thức, gây thiệt thòi cho NLĐ. Một số doanh nghiệp lúng túng khi chuyển đổi từ thang, bảng lương của Nhà nước theo Nghị định 205/NĐ – CP, với mức lương cơ sở, sang thang, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng tại Nghị định 49/2013/NĐ – CP, với mức lương tối thiểu vùng. Vì thế, cán bộ công đoàn cần có những kiến thức nhất định để tham gia xây dựng, chuyển đổi và giám sát thực hiện thang, bảng lương, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.
1. Quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi về thang lương, bảng lương
Thang lương và bảng lương có mối liên quan chặt chẽ với nhau, thông thường các văn bản quy định, hướng dẫn vẫn sử dụng cụm từ “thang, bảng lương” khi nói về nguyên tắc xây dựng, chuyển đổi và thực hiện thang, bảng lương. Được quy định ở một số văn bản sau:
- Chương VI: Tiền lương của Bộ luật Lao động (Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động).
- Nghị định số 49/2013/ NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương. Trong đó quy định cụ thể về nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương, áp dụng mức lương tối thiểu vùng (Điều 7); nguyên tắc xây dựng định mức lao động (Điều 8).
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ năm 2012. Trong đó, Chương IV, từ điều 21 – Điều 26 của Nghị định này, hướng dẫn chi tiết về thực hiện chế độ tiền lương của NLĐ tại doanh nghiệp.
- Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ .
- Các Nghị định của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực: Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng năm 2016.
- Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với NLĐ trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, ngày 14 /5/2013 của Chính phủ.
- Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Viện DOMI thực hiện dự án tư vấn xây dựng thang, bảng lương và chuyển xếp lương tại trụ sở khách hàng
2. Nguyên tắc khi xây dựng thang lương, bảng lương
- Khi xây dựng thang, bảng lương phải chấp hành quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước, đồng thời căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, nhưng không được thấp hơn quy định của pháp luật và cam kết trong thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
- Người sử dụng lao động phải xây dựng và quyết định thang, bảng lương cho các loại lao động trong doanh nghiệp, sau khi tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Mức lương thấp nhất (bậc 1) cho lao động làm công việc giản đơn, trong điều kiện bình thường không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đối với lao động qua đào tạo (kể cả đào tạo tại doanh nghiệp) phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng. Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề chênh lệch ít nhất 5%.
- Mức lương công việc, chức danh vị trí nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Các vị trí ngạch, bậc trong thang lương, bảng lương phải được xem xét khoa học, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công việc, bình đẳng và khách quan, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo hoặc vì lý do hoạt động công đoàn đối với NLĐ.
- Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc NLĐ đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.
- Thực hiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt thì đồng thời gửi Bộ Lao động – TB&XH để theo dõi, giám sát.
Viện DOMI thực hiện dự án tư vấn xây dựng thang, bảng lương và chuyển xếp lương tại Cty CP XD và cấp nước Quảng Ngãi
3. Công đoàn tham gia xây dựng, chuyển đổi thang, bảng lương
Đối với công đoàn cấp trên cơ sở
- Cần cử người theo dõi nội dung này để sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho công đoàn cơ sở khi có yêu cầu. Trường hợp cán bộ công đoàn cấp trên không có chuyên môn về tiền lương, cần nhờ chuyên gia tư vấn, trợ giúp, qua đó sẽ giúp cho cán bộ của mình trưởng thành.
- Củng cố và phát huy các trung tâm, văn phòng tư vấn, tổ tư vấn pháp luật của công đoàn, phổ biến rộng rãi thông tin, địa chỉ, điện thoại tới CĐCS, để thường xuyên hỗ trợ kịp thời cho công đoàn cơ sở và NLĐ trong các doanh nghiệp. Khi cần thiết cử cán bộ phối hợp hỗ trợ cùng giúp CĐCS đàm phán, thương lượng những vấn đề phát sinh.
- Công đoàn cấp trên cơ sở cần thống kê các văn bản liên quan, tập hợp đóng quyển, hoặc chia sẻ qua thư điện tử để cán bộ công đoàn cơ sở cập nhật, nắm bắt, khi cần có thể tra cứu, vận dụng để tham gia với người sử dụng lao động, hoặc tư vấn hỗ trợ cho NLĐ có hiệu quả. Tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nhân rộng những điển hình làm hay, các mẫu thang lương, bảng lương có chất lượng tốt để CĐCS có thể vận dụng.
Đối với công đoàn cơ sở:
- Cử người theo dõi, đọc và nắm vững các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan về xây dựng, chuyển đổi thang lương, bảng lương tại doanh nghiệp mình; tuân thủ các nguyên tắc, quy trình. Khi tham gia xây dựng, hoặc chuyển đổi cần rà soát việc đánh giá mức độ phức tạp của công việc ở từng ngạch và nhóm công việc, định kỳ rà soát đề xuất sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
- Chú ý kiểm tra số ngạch, bậc trong thang lương, bảng lương, khoảng cách chêch lệch giữa các bậc lương trước hết phải đúng quy định của pháp luật theo Nghị định 49/2013/NĐ - CP. Trong quá trình xây dựng, chuyển đổi sẽ có những vướng mắc, bất cập, không hợp lý mà thang bảng lương chưa điều tiết được, thì công đoàn cơ sở đề xuất các chế độ phụ cấp lương kèm theo thang, bảng lương. Đối với các bảng lương với tính chất công việc đơn giản thì đề xuất thiết kế bậc lương theo thâm niên, để có số bậc lương nhiều hơn.
- Quá trình thương lượng chú trọng vào mức lương thấp nhất (bậc 1) trong thang bảng, lương đạt cao hơn lương tối thiểu, yếu tố độc hại, nguy hiểm và lao động đã qua đào tạo, thời gian nâng bậc, vượt khung... Nếu quy định “ít nhất” thì CĐCS cần hiểu đó là mức “sàn” nên có thể thỏa thuận nâng lên mức cao cao hơn. Đổng thời cần phải xây dựng quy chế trả lương đi kèm với thang, bảng lương để bảo đảm tính đồng bộ và thuyết phục khi triển khai áp dụng đối với NLĐ.
- Cần lưu ý, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề >=5%, là hệ số (hoặc mức lương) bậc sau chia cho hệ số (hoặc mức lương) bậc trước liền kề, chứ không phải hệ số bậc sau trừ cho bậc trước. Mức chênh lệch này không nhất thiết các bậc trong cùng một nhóm, hay trong thang, bảng lương phải bằng nhau. Mức lương cho công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được xác định cao hơn so với công việc tương đương trong điều kiện bình thường, chứ không phải so với mức lương tối thiểu vùng.
- Khi tham gia chuyển đổi thang, bảng lương, xếp lương, CĐCS cần đề xuất nguyên tắc “có lợi hơn cho NLĐ”, tức là: xếp lương mới của NLĐ không thấp hơn mức lương đã nhận trước chuyển đổi, đề xuất duy trì chế độ nâng lương định kỳ.
- Để góp phần tham gia có hiệu quả, CĐCS cần chia sẻ kinh nghiệm của các công đoàn cơ sở khác tại các doanh nghiệp có tính chất công việc và ngành nghề tương đồng để rút ra bài học cho mình, nhất là phương pháp, kết quả thương lượng tập thể có lợi cho NLĐ, giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc trong xây dựng, chuyển đổi thang lượng, bảng lương đạt hiệu quả.
- Khi tham gia xây dựng, chuyển đổi nên tổ chức lấy ý kiến tập thể NLĐ, nhất là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm cấp phòng, tổ đội sản xuất, thông báo kết quả thương lượng; giải thích, phản hồi ý kiến của tập thể NLĐ; đề xuất áp dụng thử nghiệm và rút kinh nghiệm trước lúc ban hành chính thức; đồng thời niêm yết công khai thang, bảng lương, phụ cấp lương và quy chế trả lương cho toàn thể NLĐ biết.
-----------------------------
Chúng tôi, với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về pháp luật lao động và những nội dung có liên quan đến Nghị định 49/2013 của Chính phủ và Thông tư 17/2015 của Bộ LĐTBXH đã thực hiện tư vấn và hoàn thiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và phương pháp chuyển xếp lương cho người lao động cho gân 30 doanh nghiệp (doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước) tại Hà Nội và các tỉnh miền Trung trong thời gian 6 tháng qua. Chúng tôi khẳng định rằng sẽ đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dự án tư vấn liên quan này ở mức độ tiết kiệm thời gian nhất, chi phí phù hợp nhất và hiệu quả công việc cao nhất có thể.
Trong quá trình triển khai hoạt động tư vấn, DOMI cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành, không làm tăng bất thường quỹ lương của Doanh nghiệp và đảm bảo các quyền lợi của người lao động về định biên, chế độ phúc lợi...
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Công ty!
Chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức (DOMI)
Holine: 0986566898
Email: ngocvh@domi.org.vn
(congdoan.vn)
Tin tức liên quan
- Công chức kêu lương thấp - Vì sao?
- Nghịch lý lương Tổng bí thư, Chủ tịch nước thấp hơn kế toán
- Tăng mức đóng BHXH: 371.000 người lao động có nguy cơ mất việc?
- Tăng lương tối thiểu vùng cao có khiến người lao động mất việc làm?
- Bộ Lao động Thương binh & Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình xây dựng thang bảng lương theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTB&XH
- Đãi cát thế nào để tìm vàng?
- Luật An toàn, Vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 1/7/2016
- 7 loại phụ cấp lương trong Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu
- Thành lập công ty tư vấn: Khi nào, như thế nào?
- 09 chính sách Lao động – Tiền lương có hiệu lực từ 02/2016
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả