BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Luật An toàn, Vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 1/7/2016

(Cập nhật: 7/13/2016 4:01:06 PM)

Luật An toàn, Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua với nhiều nội dung đổi mới và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, luật mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATVSLĐ; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, luật còn mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm các chính sách về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rui ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giữa những người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp. Lần đầu tiên, Luật cũng quy định việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Về các quyền, nghĩa vụ về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể khác, quy định cụ thể quyền, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác.

Về thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ, luật quy định cụ thể: “Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành” và được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Về phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Luật khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Theo đó, để luật đi vào cuộc sống, có tính khả thi cao, các cấp, bộ - ban - ngành, các doanh nghiệp, người lao động... tập trung vào một số việc như khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật ATVSLĐ; cần tổ chức, triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến Luật AT,VSLĐ đến các đối tượng, chủ thể có liên quan; cần triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động ATVSLĐ được quy định trong Luật; thúc đẩy và đề cao vai trò đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện ATVSLĐ. Cần bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, nhân sự; tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ thông tin trong giải quyết một số công việc nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính.

Hiện nay, nước ta có khoảng 60% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động. Mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật tới các đối tượng người lao động làm việc trong khu vực này đồng nghĩa với trách nhiệm và nội dung hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ làm công tác ATVSLĐ sẽ lớn hơn, rộng hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ATVSLĐ nhằm tranh thủ sự giúp đỡ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và có thêm nguồn lực để triển khai các hoạt động ATVSLĐ.

(vieclam.laodong.com.vn)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
    • HR Market Trend In Vietnam 2
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao