Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính cho hoạt động khoa học
(Cập nhật: 4/26/2013 11:43:32 AM)
Cơ chế cấp phát tài chính cho các nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ đang là vấn đề được bàn thảo trong Quốc hội để sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ. Tại sao việc cấp phát kinh phí cho các nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ vẫn chậm trễ? Có phải do quá trình thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ kéo dài và cần phải cải cách như thế nào để việc cấp phát kinh phí tài chính hợp lý và kịp thời? Để làm rõ hơn vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyễn Quân đã có cuộc trả lời trong Chương trình Dân hỏi bộ trưởng trả lời, phát sóng trên VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ và các cơ quan báo chí khác.
Chậm trễ là do hành chính hóa khoa học
Trả lời câu hỏi của nhiều nhà khoa học cho rằng việc cấp phát kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước rất chậm trễ, họ đã phải từ chối thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của mình do khi nhận được kinh phí thì lĩnh vực nghiên cứu đó trở nên lỗi thời, không còn tính thời sự, hoặc là kinh phí không đủ để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do trượt giá, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, nguyên nhân của vấn đề này là do sự hành chính hóa hoạt động nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, vì thế yêu cầu các nhà khoa học và cơ quan quản lý khoa học công nghệ phải phê duyệt các nhiệm vụ khoa học công nghệ như là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt các nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ của năm sau để Bộ Tài chính dự toán ngân sách trình Quốc hội. Khi Quốc hội đồng ý, Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí cho các nhà khoa học. Để có được những danh mục khoa học công nghệ phê duyệt vào 31/7 hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo cho các nhà khoa học và các bộ, ngành đề xuất nhiệm vụ, sau đó thành lập các hội đồng tư vấn, xét chọn trước đó vài tháng nên các nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ thường là được đề xuất trước đó 1 năm.
Về
ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ nên rút gắn thời gian thẩm định thì
kinh phí sẽ đến tay các nhà khoa học nhanh hơn, Bộ trưởng Nguyễn Quân
cho rằng, ý kiến đó là đúng, do kinh phí đã cấp cho cơ quan quản lý khoa
học công nghệ. Tuy nhiên, Bộ trưởng nhận định, hiện nay chúng ta đang
làm kế hoạch khoa học công nghệ như là kế hoạch xây dựng cơ bản, vì thế
khi giao kinh phí cho các nhà khoa học cũng phải mất cả năm trời, nên
không thể khắc phục được những bất cập trên. Những năm gần đây, Bộ Khoa
học và Công nghệ còn phải thẩm định lại một lần nữa, nên việc giao kinh
phí lại càng chậm hơn. Bộ trưởng lấy ví dụ: Việc giao kinh phí hoạt động
khoa học năm 2011thì đến tháng 2/2012 mới được giao. Kinh phí cho các
hoạt động khoa học cấp nhà nước năm 2012 thì đến tháng 10/2012 mới được
giao và kinh phí cho năm 2013 cũng vừa mới được giao.
Đổi mới tư duy với khoa học
Về việc cơ chế tài chính cần cải cách như thế nào để kinh phí giao cho các nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ được kịp thời và đáp ứng được tính cấp thiết của các đề tài khoa học, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết số 20, Hội nghị Trung ương VI, Khóa XI về phát triển khoa học công nghệ đã nêu rõ: Việc tài trợ kinh phí nhà nước cho các hoạt động khoa học công nghệ phải phù hợp với tiến độ phê duyệt các nhiệm vụ này.
Ngoài
ra, Trung ương cũng nhất trí cao việc mở rộng cơ chế tài chính của Quỹ
Phát triển khoa học công nghệ cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học
công nghệ. Đây là những điểm mấu chốt để giải quyết những bất cập mà các
nhà khoa học đang trăn trở. Bởi khi có cơ chế, khi các nhà khoa học đề
xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ và được phê duyệt thì có kinh phí thực
hiện ngay. Với cơ chế của quỹ, sẽ có quyền chủ động cấp phát kinh phí
cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, vì khi đã tổng hợp
được dự toán ngân sách được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ giao, thì kinh
phí đã có sẵn. Khi các nhà khoa học đề xuất nhiệm vụ nào Bộ sẽ thành
lập hội đồng để thẩm định, đánh giá, nếu được phê duyệt sẽ cấp ngay kinh
phí. Quỹ sẽ không quyết toán theo năm tài chính mà quyết toán theo hợp
đồng, đồng thời kinh phí của năm trước chưa sử dụng hết sẽ được chuyển
nguồn sang năm sau mà không phải báo cáo, xin phép. Như vậy, sẽ tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học.
Bộ
trưởng cũng đồng tình với quan điểm của các nhà khoa học về việc các
quy định là do con người đặt ra, nên cần chủ động đề xuất ra những quy
định phù hợp với thực tiễn hoạt động khoa học công nghệ và thông lệ quốc
tế. Bộ trưởng cũng cho rằng, từ trước đến nay chúng ta làm khoa học
công nghệ theo kiểu hành chính hóa. Hiện nay, khi đã hội nhập quốc tế,
ta nên điều chỉnh cách hành xử đối với khoa học theo thông lệ quốc tế và
cũng không nên xây dựng kế hoạch khoa học theo kiểu xây dựng cơ bản.
Việc phát triển khoa học cũng cần sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành
trong việc xây dựng các quy định mới phù hợp với kinh tế thị trường và
với đặc thù của của khoa học công nghệ. Điều này đòi hỏi những người làm
quản lý nhà nước, đặc biệt là lãnh đạo các bộ, ngành phải đổi mới tư
duy mới đổi mới được cơ chế chính sách để phát triển đất nước.
T. Thủy
(T.Thuy - TTXVN)
Tin tức liên quan
- "Nên điều chỉnh cách 'hành xử' đối với khoa học theo thông lệ quốc tế"
- Tài chính cho NCKH: Khó khăn cần tháo gỡ
- Quyền lực từ năng lực chuyên môn
- Bước phát triển mới của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập
- 30% công chức không làm được việc lỗi do ai?
- Lãng phí nhân tài là lãng phí lớn nhất
- Sếp ngại nói chuyện thưởng Tết
- Năm 2013 dừng mở ngành ngân hàng, kế toán
- Xã hội hóa KH - CN: Phải bắt đầu từ doanh nghiệp
- 24 ngàn tiến sĩ, vẫn đốt đuốc tìm chuyên gia
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả