Cải cách tiền lương phân định rõ lương của người đại diện vốn nhà nước với lương của ban điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước đúng không?
(Cập nhật: 4/4/2024 10:45:24 AM)
Cải cách tiền lương phân định rõ lương của người đại diện vốn nhà nước với lương của ban điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước đúng không?
Thep tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 quy định như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
- Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường. Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.
- Phân định rõ tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương. Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước. Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực. Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế. Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, trong đó có khống chế mức lương tối đa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức tiền lương bình quân chung của người lao động. Thực hiện công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện vốn nhà nước và tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ được Nhà nước giao thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích, Nhà nước tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết thu nhập bảo đảm hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và Nhà nước.
Vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, thực hiện cải cách đối với doanh nghiệp nhà nước cần phân định rõ tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của ban điều hành;
Thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương.
Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước.
Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực.
Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.
Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, trong đó có khống chế mức lương tối đa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức tiền lương bình quân chung của người lao động.
Thực hiện công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện vốn nhà nước và tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
Cải cách tiền lương phân định rõ lương của người đại diện vốn nhà nước với lương của ban điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước đúng không? (Hình từ Internet)
Mục tiêu tổng quát của việc thực hiện cải cách tiền lương là gì?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, mục tiêu tổng quát của việc cải cách chính sách tiền lương là xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Mục tiêu đến năm 2025 đối với khu vực doanh nghiệp khi thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Chương II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 quy định như sau:
Mục tiêu
...
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Có thể thấy, mục tiêu đến năm 2025 của việc thực hiện cải cách tiền lương là thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
(thuvienphapluat)
Tin tức liên quan
- Công chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nhận được lương từ chính đơn vị chứ không phải ngân sách nhà nước khi cải cách tiền lương?
- Người sử dụng lao động xây dựng định mức lao động để làm gì?
- Trường hợp nào được ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Có được ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng?
- Khi nào doanh nghiệp được đăng ký tăng giờ làm thêm?
- Làm việc theo ca, tính lương thêm giờ thế nào?
- Tính lương thêm giờ khi ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần
- Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính làm thêm giờ?
- Tiền lương tháng có căn cứ theo số ngày công?
- Có thể nghỉ gộp ngày phép tối đa 3 năm/lần?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả