Tính lương thêm giờ khi ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần
(Cập nhật: 5/27/2021 10:26:05 AM)
Ông Trần Phương (Hà Nội) làm việc tại một cơ quan Nhà nước. Cơ quan ông trả tiền làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC. Ngày lễ 1/5 vừa qua trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), nên tại cơ quan ông Phương có 2 quan điểm về việc tính trả lương thêm giờ khi đi làm vào ngày này.
Quan điểm thứ nhất: Ngày lễ 1/5 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), trường hợp công chức, viên chức phải đi làm thêm giờ vào thứ 7 thì áp dụng mức tiền làm thêm của ngày nghỉ hằng tuần là 200%. Trường hợp được nghỉ lễ Quốc tế lao động 1/5 vào thứ 7 và đi làm thêm giờ vào thứ hai 3/5 (là ngày nghỉ bù cho thứ 7) thì được hưởng mức 300% .
Quan điểm thứ hai: Ngày lễ 1/5 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), mà phải đi làm thêm giờ vào ngày 1/5 thì được hưởng mức 300% và nếu đi làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù cho thứ 7 (là thứ 2) cũng được hưởng mức 300%.
Ông Phương hỏi, quan điểm nào đúng với quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC?
Trả lời:
Tại Khoản 1, Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính (tình trạng còn hiệu lực) hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước như sau:
Điều kiện hưởng: Cán bộ, công chức, viên chức đã có chế độ quy định số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày và số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng của cơ quan có thẩm quyền mà phải làm thêm giờ sau khi đã hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn trong ngày theo quy định.
Cách tính trả lương làm thêm giờ: Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau: Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ thực tế làm thêm
Trong đó:
- Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
- Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;
- Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động 1994).
Trường hợp ông Trần Phương hỏi, liên quan đến nội dung hướng dẫn tại Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC. Công thức tính tiền lương thêm giờ nêu "Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương)…", do hướng dẫn không nêu cụ thể ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, là ngày được nghỉ bù cho ngày lễ, hay là ngày được nghỉ bù cho ngày nghỉ hàng tuần, vì vậy đã phát sinh cách hiểu khác nhau khi áp dụng mức tính lương khi công chức, viên chức làm thêm giờ vào ngày được nghỉ bù.
Hiện nay, tại Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Khoản 3 Điều 111 Bộ Luật này quy định, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Hiện tại, chế độ tiền lương làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước đang thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính.
Để khắc phục vướng mắc do có cách hiểu khác nhau về ngày "được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần" nêu trong công thức tính tiền lương làm thêm giờ tại Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC; căn cứ Khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, đơn vị có thể áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 để xác định, khi ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Áp dụng Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP tính lương làm thêm giờ: Làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.
Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
(chinhphu.vn)
Tin tức liên quan
- Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính làm thêm giờ?
- Tiền lương tháng có căn cứ theo số ngày công?
- Có thể nghỉ gộp ngày phép tối đa 3 năm/lần?
- Thành viên ban kiểm soát có được hưởng thù lao?
- Làm việc tại trạm thu phí có phải công việc nặng nhọc, độc hại?
- Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH?
- Thắc mắc về việc tuân thủ Thông tư 28/2016
- Chi tiền nghỉ phép năm cho Người quản lý Công ty TNHH 100% vốn Nhà nước.
- Ký hợp đồng thuê khoán có phải đóng BHXH?
- Chuyển công việc khác có được giữ nguyên lương?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả