44% công chức có thu nhập từ tiền bồi dưỡng họp
(Cập nhật: 4/21/2013 11:55:13 AM)
Kết quả khảo sát xã hội học của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho thấy, 80% người có chức vụ, quyền hạn có thu nhập ngoài lương.
Thực hiện đề tài khoa học kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhóm khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã hỏi gần 2.000 người có chức vụ, quyền hạn ở các bộ và địa phương. Kết quả chỉ 20% người được hỏi khẳng định không có thu nhập ngoài lương, 79% có và 1% khó trả lời.
Gần 83% số người được hỏi cho biết khoản thu nhập ngoài lương thấp hơn 50% lương; 11% bằng một nửa đến ngang với tiền lương, còn lại là cao hơn. Một số người có thu nhập cao hơn 5-10 lần, thậm chí hơn 10 lần tiền lương.
Các khoản thu nhập ngoài lương đến từ nhiều nguồn. Trong số những người có thu nhập ngoài lương, 65% thu nhập thêm do tiết kiệm được các khoản theo mức khoán quy định (tương đương 52% tổng số người khảo sát), 55% có tiền bồi dưỡng từ các cuộc họp (44% tổng số người khảo sát), dưới 10% có tiền được chia từ các khoản hoa hồng hoặc quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu, tặng...
Nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới cho thấy nguồn thu nhập của cán bộ, công chức đến từ rất nhiều nguồn, trong đó có những khoản thu nhập dễ liên quan tới tham nhũng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho biết thực tế số người không có thu nhập ngoài lương còn có thể thấp hơn 20%. Mức thu nhập ngoài lương so với lương và nguồn thu nhập cũng khá đa dạng, có cả khoản thu nhập nhạy cảm, dễ liên quan đến tham nhũng, như tiền được chia từ các khoản hoa hồng, quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu (tặng).
Theo ông Hùng, kết quả khảo sát này sẽ là cơ sở để Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ đề án kiểm soát thu nhập cá nhân ngay trong năm 2013. Tuy nhiên, ngay trong nghiên cứu cũng đã nêu rõ những khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập của cán bộ công chức.
Theo đó, điều kiện thanh toán ở Việt Nam chủ yếu bằng tiền mặt nên để hạn chế trốn thuế, phương pháp khấu trừ tại nguồn (thông qua sổ sách), tự kê khai và nộp thuế được thực hiện khá phổ biến. Song, hiện tượng trốn thuế, không tự giác kê khai nộp thuế thường xuyên xảy ra. Vì vậy, trên thực tế, việc kiểm soát mới là kiểm soát thu thuế, không thể xem là kiểm soát thu nhập theo đúng nghĩa của nó.
Việc kiểm soát thu thuế cũng không được đối chiếu với kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Cán bộ công chức kê khai và nộp cho cơ quan quản lỵ́, thông tin không được chuyển cho cơ quan thuế để đối chiếu.
Theo Thanh tra Chính phủ, pháp luật chưa ra quy định về hành vi và tội phạm làm giàu bất chính. Các quy định về những điều đảng viên không được làm, kê khai tài sản, cấm sử dụng công quỹ làm quà biếu còn thiếu chặt chẽ, không khả thi và thiếu chế tài xử lý vi phạm. Vì thế, dù đã ra một số quy định cấm sử dụng công quỹ để biếu xén; quy định về chi tiêu hội nghị, tiếp khách, mua ôtô, đấu thầu, công khai tài chính... nhưng vẫn thiếu biện pháp kiểm tra, xử lý; nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc.
Thanh tra Chính phủ khẳng định cần sớm có cơ chế kiểm soát thu nhập, trước hết là đối với người có chức vụ, quyền hạn.
(Vnexpress)
Tin tức liên quan
- Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính cho hoạt động khoa học
- "Nên điều chỉnh cách 'hành xử' đối với khoa học theo thông lệ quốc tế"
- Tài chính cho NCKH: Khó khăn cần tháo gỡ
- Quyền lực từ năng lực chuyên môn
- Bước phát triển mới của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập
- 30% công chức không làm được việc lỗi do ai?
- Lãng phí nhân tài là lãng phí lớn nhất
- Sếp ngại nói chuyện thưởng Tết
- Năm 2013 dừng mở ngành ngân hàng, kế toán
- Xã hội hóa KH - CN: Phải bắt đầu từ doanh nghiệp
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả