5 tiêu chí xây dựng định mức lao động
(Cập nhật: 9/20/2018 10:39:18 AM)
Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được, mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.
Nghị định bổ sung Điều 8 Chương III về nguyên tắc xây dựng định mức lao động cụ thể như sau: Doanh nghiệp (DN) xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động (NLĐ) hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc:
1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của NLĐ, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được, mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được, mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của DN theo quy định của pháp luật.
4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. DN phải thông báo cho NLĐ biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao, thì DN phải điều chỉnh lại mức lao động.
Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ
5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, DN phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể NLĐ tại DN và công bố công khai tại nơi làm việc của NLĐ trước khi thực hiện; đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của DN.
(K-Linh - nld.vn)
Tin tức liên quan
- Tăng hay không tăng lương tối thiểu vùng 2019?
- Không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh - được pháp luật thừa nhận
- Thang, bảng lương của khu vực tư: Chỉ để báo cáo và đối phó
- Công văn 2309/LĐTBXH-QHLĐTL V/v báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Cổ phần hóa DNNN: Bài học những năm 90 của nước Nga
- Bảy nhiệm vụ, giải pháp cải cách tiền lương
- Những điểm mới trong đề án cải cách chính sách tiền lương
- Không tạo kẽ hở để doanh nghiệp “ép” lương người lao động
- Cần đánh giá kỹ tác động của sửa đổi Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
- Bàn về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả