Doanh nghiệp khoa học công nghệ và bài toán gỡ vướng
(Cập nhật: 8/15/2014 10:12:23 AM)
Đảng, Nhà nước ta luôn coi khoa học công nghệ (KHCN) là một trong hai quốc sách hàng đầu. Và xác định đến năm 2020 Việt Nam có một nền khoa học và công nghệ phát triển nằm trong nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, đến năm 2030, một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới… Muốn vậy, phải đưa KHCN trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Để thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế và chính sách mới có tính đột phá.
Nghị định số 80/2007 quy định về doanh nghiệp KH&CN là một ví dụ. Bộ KH&CN với các Bộ, ngành liên quan đã cùng ban hành Thông tư 06 hướng dẫn thực hiện Nghị định 80. Như vậy, cùng với việc thực hiện Nghị định 115/2005 ngày 5/9/2005 của Chính phủ, quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, có thể nói những mắt xích cuối cùng trong chuỗi hoạt động KH&CN đi từ ý tưởng khoa học đến nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm để thương mại hóa hay hình thành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ đã được thiết lập.
Triển khai cơ chế và chính sách mới này, Chính phủ đã cho phép Bộ KH&CN thành lập Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học. Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép triển khai các gói hỗ trợ trực tiếp tại Quyết định số 592 về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, tổ chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Quyết định 2075 về Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến 2020, với nhiều quan điểm và cách tiếp cận mới có tính đột phá chiến lược, như xây dựng ba sàn giao dịch công nghệ quốc gia ở ba thành phố lớn, kết nối hệ thống các tổ chức dịch vụ và các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế; xây dựng các khu ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao; tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị và nhiều ưu đãi khác cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Trong thời gian qua, nhiều văn bản hướng dẫn tạo hành lang pháp lý cho phát triển doanh nghiệp KH&CN, như hướng dẫn việc giao sử dụng các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, hướng dẫn định giá tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước cũng đã và đang trong quá trình xây dựng.
Và những bước đi bền vững
Có thể nói, những bước triển khai nói trên đã thể hiện đầy đủ ý chí và quyết tâm của Bộ KH&CN trong thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, về phát triển khoa học và công nghệ trong tình hình mới.
Với những nỗ lực đó bước đầu những cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển mô hình doanh nghiệp kiểu mới, doanh nghiệp KH&CN đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhất là những nhà khoa học có tinh thần doanh nhân, các nhà khoa học trẻ, sinh viên, các doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và cả những nhà sáng tạo “chân đất” với niềm tin và ước mơ khởi nghiệp bằng những ý tưởng, sáng tạo.
Tuy nhiên, sau gần 7 năm Nghị định của Chính phủ ra đời và 6 năm Thông tư hướng dẫn được các Bộ ngành liên quan thông qua ban hành, với những sửa đổi bổ sung cần thiết, gần 2 năm thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về gói hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, do những yếu tố chủ quan và khách quan tác động, những mục tiêu cần đạt được vẫn còn đang đặt ra nhiều thách thức về số lượng và chất lượng.
Thực tế cho thấy, phát triển doanh nghiệp KH&CN cần phải được đặt trong tổng thể mô hình phát triển doanh nghiệp của cả nước. Vai trò, vị trí của doanh nghiệp KH&CN ở từng ngành, lĩnh vực, vùng và từng địa phương phải gắn bó chặt chẽ với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế.
Kinh nghiệm từ các quốc gia có truyền thống phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu mới từ viện, trường như Nhật Bản cho thấy cần phải thường xuyên đánh giá và cập nhật nhanh chóng cơ chế chính sách để phù hợp với thực tiễn của sự phát triển.
Đồng thời, ngành KH&CN cũng cần đẩy mạnh quy hoạch và tăng nhanh số lượng các khu ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trong phạm vi cả nước và đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý, ví dụ có thể triển khai các khu ươm tạo theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để tăng cường nguồn lực đóng góp từ xã hội, với sự tham gia của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đầu tư mạo hiểm cho một số ngành và lĩnh vực mới có nhiều triển vọng… Cùng với đó, là nâng cao hiệu quả chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan nhà nước cả ở cấp trung ương và địa phương.
Và, để khoa học công nghệ lan toả tới mọi người, rất cần sự vào cuộc của truyền thông. Mà cụ thể ở đây là một chiến lược truyền thông đầy đủ với những đặc thù riêng cho doanh nghiệp KH&CN để cung cấp thông tin, tạo dư luận xã hội, qua đó tạo ra làn sóng mới trong phát triển doanh nghiệp KH&CN trong cộng đồng doanh nghiệp.
Những đột phá về chính sách cộng với sự vào cuộc năng động của ngành KH&CN… chính là cách để doanh nghiệp KH&CN thực sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao.
(Trí thức và Phát triển)
Tin tức liên quan
- Việt Nam xếp 89/125 về đóng góp khoa học công nghệ
- Đừng 'dùng' chuyên gia như hình thức minh họa
- Doanh nghiệp KH&CN gặp khó khi nhận ưu đãi theo quy định
- Trí thức trong nền kinh tế tri thức
- Đầu tư hiệu quả cho khoa học công nghệ
- Phát huy trí tuệ trong hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội
- Để phép màu xảy ra!
- Thủ tướng công bố ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn để phát triển doanh nghiệp KHCN
- Gắn khoa học với thực tiễn bằng cơ chế đặt hàng
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả