Đối thoại chính sách việc làm trong thời gian tới “Việt Nam cần làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và nhu cầu kỹ năng lao động”
(Cập nhật: 2/2/2017 4:24:15 PM)
Sáng ngày 13/12/2016, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Đối thoại chính sách việc làm trong thời gian tới “Việt Nam cần làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và nhu cầu kỹ năng lao động”. Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan đã tham dự và điều hành chương trình đối thoại. Chủ trì đối thoại còn có ông David Lamotte, Phó Giám đốc ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam; ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam.
Phát biểu khai mạc chương trình, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ đang đặt ra những thách thức ngày càng to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ XII của Đảng CSVN đã xác định nhiệm vụ phải “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững… Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ, tăng nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế”.
Thứ trưởng Đào Hồng Lan phát biểu khai mạc đối thoại
Theo dự báo, trong giai đoạn 2017 – 2025, lực lượng lao động Việt Nam tăng bình quân hàng năm 1,28% tương ứng 723 nghìn người/năm. Quy mô lực lượng lao động tăng từ 55,54 triệu người năm 2016 lên 62 triệu người năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650 nghìn chỗ làm việc và chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn là một hướng để tăng năng suất lao động.
Việt Nam đang thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là những ngành trọng điểm như: cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện,… cũng như tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy những xu hướng công nghệ mới sẽ mang lại những thời cơ, cũng như đặt ra những thách thức gì cho Việt Nam? Tác động của cuộc cách mạng công nghệ mới tới thị trường lao động Việt Nam sẽ như thế nào?... Người lao động cần chuẩn bị những gì để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng?... là những chủ đề được trao đổi trong chương trình đối thoại.
Theo một nghiên cứu do ILO công bố mới đây, trong hai thập kỷ tới, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt là ngành may mặc. Nếu không kịp thời trang bị thêm kỹ năng, kiến thức, nhiều công nhân sẽ có nguy cơ thất nghiệp vì robot. Nghiên cứu của ILO chỉ ra riêng dệt may, da giày hiện đang là các ngành thâm dụng lao động nhiều nhất tại các quốc gia như Indonesia, Việt Nam và Campuchia, trong đó 86% công nhân ngành dệt may của Việt Nam, 64% của Indonesia và 88% công nhân của Campuchia sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm của xu hướng tự động hóa.
Bàn chủ tọa
Thế giới đứng trước cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, cũng đang nỗ lực với các chính sách phúc lợi, đào tạo, chuyển hướng cho một bộ phận lao động bị mất việc do áp dụng công nghệ mới. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề ra hai giải pháp tổng thể để đối phó với thực trạng này. Đầu tiên là tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm, các ngành sản xuất thâm dụng lao động; Kế đến là chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nơi thu hút phần lớn lực lượng lao động hỗ trợ các ngành sản xuất chính, nơi công nghệ sản xuất được tự động hóa ngày càng cao. Nhưng quan trọng hơn là sự tự thân vận động của người lao động, không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có thể thay đổi hoặc tìm việc làm mới.
Phát biểu tại buổi đối thoại, ông David Lamotte đánh giá cao tầm nhìn và sự quyết tâm của Việt Nam trong việc chú ý tới vấn đề tương lai việc làm. Ông nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, sự tập trung ưu tiên vào kỹ năng nghề và lực lượng lao động ở Việt Nam là điều cần thiết. Điều này liên quan đến sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề nhằm đón đầu những xu hướng đang thay đổi tại nơi làm việc và những đổi mới công nghệ. Khuyến khích thế hệ trẻ đam mê theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật đều quan trọng, đặc biệt là nữ giới, bởi phụ nữ dễ bị nguy cơ mất việc hơn nam giới khi tự động hóa trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Tại Đối thoại, các đại biểu cũng được nghe các chuyên gia trình bày báo cáo ASEAN trong quá trình chuyển đổi và cách công nghệ đang thay đổi việc làm và doanh nghiệp tại Việt Nam với nội dung tập trung vào một số ngành bao gồm dệt may, da giầy và điện tử; giải pháp để thu hẹp khoảng trống về kỹ năng trong thời đại công nghệ. Đồng thời thảo luận những tác động của cuộc cách mạng công nghệ tới thị trường lao động Việt Nam- Cơ hội và thách thức; Nhận thức về vấn đề này của các bên liên quan; Những chuẩn bị đối phó với những tác động như thế nào; Xu hướng trong khu vực và kinh nghiệm của các nước trước những thay đổi; và những góp ý của các bên liên quan tại Việt Nam để tận dụng những cơ hội, mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh, đảm bảo khả năng có việc làm và việc làm bền vững cho lực lượng lao động.
(BLD)
Tin tức liên quan
- Tiền lương không còn là động lực với cán bộ công chức?
- Đôn đốc doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi bảng lương
- Công đoàn tham gia xây dựng thang, bảng lương tại doanh nghiệp
- Công chức kêu lương thấp - Vì sao?
- Nghịch lý lương Tổng bí thư, Chủ tịch nước thấp hơn kế toán
- Đối thoại Lao động Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 14
- Tăng mức đóng BHXH: 371.000 người lao động có nguy cơ mất việc?
- Tăng lương tối thiểu vùng cao có khiến người lao động mất việc làm?
- Bộ Lao động Thương binh & Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình xây dựng thang bảng lương theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTB&XH
- Đãi cát thế nào để tìm vàng?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả