Lương tối thiểu vùng: Cần có cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu
(Cập nhật: 10/11/2017 11:02:00 AM)
Chiều 9.10, Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức cuộc họp giữa các thành viên để đánh giá về tình hình hoạt động của Hội đồng năm 2017 và định hướng hoạt động năm 2018.
Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp chủ trì Hội nghị. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Mai Đức Chính tham dự.
Báo cáo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia khẳng định vai trò quan trọng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cho rằng cần thiết phải duy trì lương tối thiểu vùng. Đồng thời, báo cáo cũng cho rằng nên chăng cần bổ sung một số chức năng của Hội đồng, chứ không chỉ là để thương lượng lương tối thiểu.
Báo cáo cũng cho rằng, trong kinh tế thị trường, tiền lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa NLĐ với người sử dụng LĐ. Để bảo vệ LĐ yếu thế (LĐ phổ thông, trình độ thấp, LĐ nữ, LĐ tàn tật…) và nhằm ngăn chặn tình trạng bần cùng hóa LĐ, Chính phủ các nước cần quy định (luật hóa) mức lương tối thiểu (mức sàn) để không người sử dụng LĐ nào có quyền trả thấp hơn mức lương này.
Báo cáo cho biết, theo thông lệ quốc tế và quy định trong pháp luật Việt Nam, thì mức lương tối thiểu là mức thấp nhất do nhà nước công bố để bảo vệ LĐ yếu thế có được một mức sống tối thiểu và được điều chỉnh căn cứ và nhiều yếu tố mà năng suất LĐ chỉ là một trong những yế tố cần lưu ý khi xác định mước lương tối thiểu hàng năm.
Theo thống kê của Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO), đến nay đã có 193 quốc gia, vùng lãnh thổ duy trì hệ thống lương tối thiểu và sử dụng như một công cụ quan trọng đề điều tiết thị trường LĐ và bảo vệ những NLĐ dễ bị tổn thương.
Báo cáo cũng cho rằng thời gian tới, Hội đồng cần có các cuộc thảo luận, hội thảo, thống nhất trong Hội đồng, thông qua đó nâng cao nhận thức về tiền lương nói chung, tiền lương tối thiểu nói riêng, tạo sự đồng thuần xã hội trong xây dựng, ban hành và thực hiện mức lương tối thiểu.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của lương tối thiểu. Theo đó, lương tối thiểu là để duy trì mức sàn, chống đói nghèo, đảm bảo an sinh, xã hội…). Vì vậy, cần duy trì lương tối thiểu.
Vẫn theo Phó Chủ tịch, để đảm bảo khách quan, nên có một cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu (trong đó xác định được cấu phần của mức sống tối thiểu, thời gian công bố, hình thức công bố…).
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch đề nghị cần bổ sung thêm thành phần là các nhà khoa học (nhất là đối với bộ phận kỹ thuật) để đảm bảo tính khoa học trong thương lượng lương tối thiểu vùng.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch cũng đề nghị, để xác định năng suất LĐ, cần công bố năng suất LĐ khu vực công nghiệp, dịch vụ làm căn cứ trong đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu vùng chứ không thể lấy năng suất LĐ xã hội như hiện nay.
(Laodong.vn)
Tin tức liên quan
- Nghề tư vấn (consultanting) là gì?
- 14 khoản thu nhập không tính đóng BHXH từ 1-1-2018
- Bảo hiểm xã hội VN giải thích về cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018
- Trao đổi, hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực - ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Mức 10% là hợp lý
- 9 đối tượng được tăng lương từ ngày 1-7
- Thông báo về việc chuyển địa điểm làm việc
- Các phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018
- Kiểm toán 'khui' hàng loạt vấn đề lương, thưởng một doanh nghiệp công ích
- Từ 1-7, điều chỉnh mức đóng BHXH theo mức lương cơ sở mới
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả