Ta có thể học kỹ năng lãnh đạo không?
(Cập nhật: 3/13/2012 9:46:17 PM)
Hầu hết những phẩm chất trên đều có thể học được hay rèn luyện được, ngoại trừ tính kiên định và quan tâm đến người xung quanh một cách chân thành...
- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.
- Khả năng khơi dậy sự tự tin.
- Tính kiên định
- Tính đáng tin cậy.
- Lòng chính trực.
- Một quá trình phấn đấu và thành công.
- Công bằng.
- Biết lắng nghe.
- Nhất quán.
- Quan tâm chân thành đến người khác.
- Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể.
- Đánh giá công trạng đúng người.
- Sát cánh bên tập thể.
- Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể.
Hầu hết những phẩm chất trên đều có thể học được hay rèn luyện được, ngoại trừ tính kiên định và quan tâm đến người xung quanh một cách chân thành.
Hai phẩm chất này là điều kiện tiên quyết của một nhà lãnh đạo.
Bạn ắt sẽ ngạc nhiên khi biết rằng một số phẩm chất khác như tính đáng tin cậy và tính chính trực có thể học được. Có lẽ bạn sẽ không tin điều này. Hơn nữa là ít có trường lớp nào dạy chúng ta “tính công bằng” và “tính nhất quán”. Những phẩm chất này được xem như là tính cách của mỗi người, chẳng hạn như bạn được xem là người đáng tin cậy hoặc không đáng tin cậy.
Tuy nhiên chúng ta cần xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác. Thông thường, chỉ đến lúc ở vào một tình huống nào đó thì những phẩm chất trên mới bộc lộ ra. Rất nhiều người vẫn tỏ ra không tin rằng những “phẩm chất cá nhân” này có thể học được, hoặc rèn luyện được.
A – Sự tin cậy Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể tin tưởng được.
Họ là người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người lãnh đạo đáng tin cậy sẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập thể, luôn ở cạnh nhân viên khi nhân viên cần.
Một người trở nên đáng tin cậy khi họ biết người khác kỳ vọng điều đó ở họ.
B – Chính trực: là sự trung thực và ngay thẳng, đó còn là sự tôn trọng những quy tắc đạo đức. Một người lãnh đạo chính trực là người không gian lận và luôn đi theo lý tưởng của họ. Nếu phải chọn ra một phẩm chất của người lãnh đạo mà mọi người quý trọng thì đó chính là tính chính trực.
Để được tập thể quý trọng, bạn cần phải trung thực với họ và cho họ thấy rằng bạn luôn quan tâm đến lý tưởng nào đó.
C – Công bằng: Để cư xử công bằng, bạn cần phải công tâm và không thiên vị trong cách cư xử với người khác.
Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Khó mà có thể công vằng trong việc cư xử với tất cả mọi người.
Ít ai trong chúng ta lúc nào cũng công bằng. Điều mà người khác có thể mong đợi là bạn sẽ cố gắng để cư xử một cách công bằng nhất.
D – Tính nhất quán: Ở một khía cạnh nào đó, tính nhất quán rất gần với tính chính trực. Điều này có nghĩa là không dao động, không thay đổi, giữ vững lập trường của bạn trước mọi hoàn cảnh.
Ở góc độ quản lý, tính nhất quán liên quan chặt chẽ với việc ra quyết định. Một người có khuynh hướng hay dao động trước những quan điểm và ý kiến khác nhau thì khó có thể học cách trở nên nhất quán được.
Ra quyết định là quá trình:
1. Xác định vấn đề.
2. Thu thập thông tin.
3. Đưa ra các giải pháp.
4. Chọn giải pháp tối ưu.
5. Thực thi quyết định
6. Đánh giá kết quả.
Những người không nhất quán thường tỏ ra lúng túng ở bước 4 và 5. Thông thường là do họ đã không dành đủ thời gian và nỗ lực cho bước 1 và 2.
Để có thể nhất quán khi ra quyết định, bạn cần phải nắm thật rõ vấn đề, thu thập thông tin và ý kiến trước khi ra quyết định.
Nói tóm lại, chúng ta đã xác định được một số phẩm chất của một người lãnh đạo, và chỉ ra được rằng chúng ta có thể học hoặc rèn luyện được tất cả hay gần như tất cả những phẩm chất này.
(Kynangsong)
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả