Vấn đề tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong các doanh nghiệp Việt Nam
(Cập nhật: 5/14/2012 3:00:59 PM)
Nếu không có các biện pháp thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý, doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Doanh nghiệp cần loại nhân tài nào?
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp nào cũng sẽ cần 4 loại nhân tài sau:
1. Có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi, cải tiến, phát minh, đề xuất các ý tưởng mới...
2. Có kỹ năng quản lý.
3. Có tay nghề, kỹ năng thực thi công việc chuyên môn, kế hoạch sản xuất.
4. Có đồng thời cả 2 hoặc 3 đặc điểm trên.
Phụ thuộc vào quy mô, giai đoạn phát triển, tình hình thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh... doanh nghiệp sẽ quyết định thu hút loại nhân tài nào, vào thời điểm nào cho phù hợp. Các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp làm quảng cáo, các doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm công nghệ mới... sẽ ưu tiên tuyển người tài loại 1 có tư duy sáng tạo, tìm tòi tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc đáo thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động... sẽ ưu tiên người tài loại 2 để nâng cao hiệu quả quản lý. Các doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản xuất, dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu có thể ưu tiên nhân tài loại 3.
Tìm kiếm nhân tài ở đâu?
Có hai nguồn cung cấp nhân tài: từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tư duy "ăn xổi ở thì”, các doanh nghiệp Việt Nam thường tuyển mộ từ bên ngoài những người đã chứng tỏ được giá trị của mình. Cách tiếp cận này cho phép có ngay được người cần tuyển lại không mất thời gian và chi phí đào tạo, tuy nhiên việc tuyển dụng từ bên ngoài cũng đi kèm với không ít rủi ro như:
- Tuyển nhầm người: Dù cố gắng đến mấy (nghiên cứu kỹ hồ sơ, phỏng vấn nhiều lần, thuê tư vân đánh giá...) vẫn không thể loại bỏ được việc tuyển nhầm người trong tuyển dụng.
- Xáo trộn văn hoá doanh nghiệp: Luồng người đến từ các nơi khác nhau với văn hoá doanh nghiệp khác nhau sẽ làm xáo trộn môi trường văn hoá doanh nghiệp hiện hữu. Càng tuyển nhiều, sa thải nhiều càng gây xáo trộn văn hoá doanh nghiệp, càng tăng nguy cơ mất đoàn kết.
- Nguy cơ mất bí quyết công nghệ: Chính sách tuyển dụng từ bên ngoài đĩ nhiên sẽ đi cùng với hiện tượng người tài “nhảy việc”, kèm theo đó là việc mất bí quyết về kinh doanh, công nghệ... Tần suất “nhảy việc” sẽ cao hơn khi các doanh nghiệp lớn nước ngoài ồ ạt có mặt tại Việt Nam thời hậu WTO kéo theo nguy cơ mất bí quyết kinh doanh càng lớn.
Tìm kiếm nhân tài từ nội bộ doanh nghiệp cho phép hạn chế việc tuyển nhầm. không gây xáo trộn văn hoá doanh nghiệp, làm nhân viên gắn bó với doanh nghiệp hơn... Tuy nhiên, việc này đòi hỏi thời gian và doanh nghiệp phải biết phát hiện bồi dưỡng, đào tạo, đánh giá, sử dụng và giữ chân người tài đề họ phát huy các thế mạnh của mình.
Các doanh nghiệp lớn nên kết hợp hài hoà
việc tìm kiếm nhân tài cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Các doanh nghiệp
vừa và nhỏ do hạn chế về nhiều mặt nên ưu tiên việc tìm kiếm, huấn luyện
và bổ nhiệm nội bộ.
Nhân tài sợ những doanh nghiệp nào?
Khao khát lớn nhất của người tài không phải là tiền bạc mà là nhu cầu được thách thức, được tự thể hiện bản thân ên họ sợ môi trường làm việc đơn điệu, ít biến động, ít có cơ hội tiến bộ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó thu hút và giữ chân người tài.
Khao khát lớn thứ hai của người tài là được doanh nghiệp và xã hội tôn trọng, thừa nhận. Dĩ nhiên, ai cũng muốn được tôn trọng, nhưng người tài luôn có cách tiếp cận công việc khác lạ, độc đáo nên họ dễ bị số đông chỉ trích, bới móc hoặc cô lập. Người tài sẽ từ bỏ các doanh nghiệp nào không biết lắng nghe, không biết trân trọng, bảo vệ và khai thác tài năng của họ.
Người tài là người có chính kiến. Quyền lực hay ý kiến số đông khó có thể bắt họ thay đổi quan điểm nếu không chúng minh được họ sai, nên họ không thích các chủ doanh nghiệp can thiệp sâu vào công việc, lĩnh vực chuyên môn, lãnh đạo bao biện, ôm đồm.
Người tài không thích các doanh nghiệp có môi trường làm việc không minh bạch, phân phối lợi nhuận theo chủ nghĩa bình quân, không rành mạch về quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi.
Còn có thể liệt kê nhiều nguyên nhân khác làm cho người tài bỏ doanh nghiệp này đến với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, có thể nói một cách chung nhất rằng khi chủ doanh nghiệp không có tài quản lý, doanh nghiệp sẽ không thể tuyển và giữ chân người tài.
Phải biết dùng mọi loại người: "Người nào, việc nấy"
Có thể khẳng định rằng là người, ai cũng có tài, ai cũng được trời phú cho một khả năng nhất định nào đó khác với (hay hơn) người khác. Trừ những người bị loạn trí, không có ai là bất tài hay vô dụng. Bất tài hay vô dụng thực chất chỉ là trạng thái nhất thời khi người đó chưa tìm được hay được đặt vào vị trí thích hợp với khả năng thiên bẩm của mình trong guồng máy xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút kinh nghiệm dùng người bằng câu thơ:
“Lỡ nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công”.
Các doanh nghiệp trước khi chạy đua tìm kiếm, tuyển mộ nhân tài từ bên ngoài phải biết sử dụng tối đa mọi loại người hiện hữu của tổ chức. Nếu không như vậy, không thể tuyển mộ và giữ chân người tài.
(DOMI)
Tin tức liên quan
- 3 tố chất của ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón
- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo chế độ cải cách tiền lương
- DOANH NGHIỆP “TÁI CƠ CẤU” NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÓ KHĂN
- Chiến lược đào tạo toàn diện xây dựng năng lực quản lý tài nguyên và dịch vụ
- Tái cấu trúc kinh tế: Hóc bài toán lợi ích
- Đánh giá nhân viên thường xuyên: Không phải để tăng lương
- Tái cấu trúc DN bắt đầu từ cải cách hành chính
- 10 thách thức của nhà quản lý
- Văn hoá doanh nghiệp sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
- Ta có thể học kỹ năng lãnh đạo không?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả