Học càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn
(Cập nhật: 1/28/2016 6:31:50 PM)
Từ xưa đến nay, ông bà ta luôn quan niệm rằng càng học cao càng có nhiều cơ hội kiếm được việc làm, nhanh chóng thăng tiến trong đường sự nghiệp và kiếm được nhiều tiền so với những người khác có học vị thấp hơn hoặc không có học trong xã hội.
Tuy nhiên, một thực tế đáng báo động hiện nay mà ai cũng phải thừa nhận đó là phần lớn những người học càng cao thì cơ hội có được việc làm tương xứng lại càng khó, nhiều sinh viên Đại học ra trường 2-3 năm nhưng vẫn chưa thể kiếm được việc làm. Một trong số họ chọn cách học lên Cao học với hy vọng sau khi ra trường sẽ có cơ hội việc làm cao hơn cùng với mức lương hấp dẫn. Một số khác chọn phương án khác là làm việc trái ngành hoặc làm một công việc phổ thông không cần đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, số còn lại thì chịu cảnh thất nghiệp trong một thời gian dài.
Minh Hạnh, một sinh viên khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM cho biết: “Mình tốt nghiệp năm 2014 nhưng hiện vẫn chưa có việc làm ổn định. Các công việc đã làm qua chủ yếu vẫn chỉ là bán thời gian chứ không được ký hợp đồng chính thức. Hiện mình đang theo học một lớp trung cấp kế toán với hy vọng có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại một công ty nào đó”.
Nhiều sinh viên ra trường hiện nay làm trái ngành, rất ít trong số đó làm đúng theo chuyên môn được đào tạo tạo. |
Theo thống kê trong 3 quý năm 2015 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội có thể thấy một điều rất lạ là người có bằng cấp càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng lớn. Trong khi đó, người không có bằng cấp lại có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Tính hết quý 1/2015 thì nhóm thất nghiệp có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất từ 3,9% lên 4,6%/ năm. Trong quý 2 tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học cao đẳng có xu hướng tăng thêm 22.000 người. Hết quý 3/2015 thì cả nước có khoảng 225.000 người là cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, tăng thêm 26.100 người so với quý 2/2015.
Viện cũng nhận định, nhóm người có trình độ lao động Đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể, lao động có trình độ cao đẳng nghề tăng 8%, trình độ cao đẳng chuyên nghiệp tăng trên 7,9%, trình độ đại học trở lên tăng gần 4,9% trong khi nhóm có không có bằng cấp tỷ lệ thất nghiệp chỉ có khoảng 2%.
Nhiều người xem đây là nghịch lý bởi theo như suy nghĩ thông thường của số đông người dân hiện nay thì xã hội ngày càng chú trọng bằng cấp. Bằng cấp càng cao thì cơ hội tìm kiếm được việc làm sẽ càng tốt hơn, dễ dàng hơn và lương bỗng cũng sẽ cao hơn so với lao động phổ thông. Tuy nhiên, nhìn những con số như trên thì rõ ràng rằng tỷ lệ lao động chưa có bằng cấp có tỷ lệ thất nghiệp chưa bằng một nửa so với lao động có bằng đại học.
Ông Vũ Văn Thọ, chuyên gia kinh tế lao động trong một lần trả lời phỏng vấn trên truyền hình cũng cho biết, thị trường lao động rất khách quan, họ lựa chọn theo đúng nhu cầu của họ. Về hình thức chúng ta thấy là nghịch lý nhưng về bản chất thì đây lại đúng theo thực tế môi trường hiện nay đang diễn ra. Thị trường hiện nay đang cần những lao động đang cần thiết cho họ chứ không phải cần những người có bằng cấp cao. Và đây chúng ta coi như đó là những cảnh báo cho chúng ta để cho chúng ta cần thay đổi”.
“Cơ cấu đào tạo hiện nay đang có những vấn đề rất lớn, đó là cơ cấu đào tạo cả về trình độ cả về cơ cấu đào tạo về chuyên nghiệp mà hiện nay thị trường lao động đang cần. Có những cái hiện nay thị trường đang rất cần nhưng chúng ta chưa đào tạo hoặc chưa thực sự đào tạo sâu nhưng cũng có những cái chúng ta đào tạo nhưng lại đào tạo quá dư thừa và đây chính là điều gây ra khập khiễn của thị trường mà ảnh hưởng ngay đến lao động chất lượng cao hiện nay” – Ông nói.
Và lao động chất lượng càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn vì nó liên quan đến tiền lương và liên quan đến kỳ vọng của người lao động mà chúng ta mong muốn.
Sinh viên mới tốt nghiệp luôn tràn đầy nhiệt huyết. |
Có thể nói, trước kia việc tìm cho mình một việc làm đã khó thì hiện nay, sau khi gia nhập Asean thì lao động Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn. Chúng ta phải cạnh tranh với lực lượng lao động chất lượng cao đến từ các quốc gia khác trong khối Asean “đổ” về Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm. Tuy nhiên, có thách thức sẽ có thuận lợi, lao động trong các ngành chủ lực trong nước ta có thể di chuyển một cách tự do trong khối Asean để tìm cho mình một công việc lý tưởng, điều này có nghĩa lao động Việt Nam có thể đến Singapore, Thái Lan lập nghiệp và ngược lại. Điều này càng khiến cho việc cạnh tranh giữa các nhóm có bằng Đại học và nhóm không bằng Đại học tăng cao.
(DOMI)
Tin tức liên quan
- Có phải các nhà khoa học Việt không biết nghiên cứu?
- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học: Giải quyết các đòi hỏi của thị trường?
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ “ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CON NGƯỜI VÀ TỔ CHỨC” CỦA ILS THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA USAID
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài học lịch sử và kinh nghiệm trọng dụng nhân tài
- QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CÁN BỘ
- Cải cách chính sách tiền lương: Cơ chế nào cho phù hợp?
- Thực trạng và giải pháp cải cách tiền lương tại Việt Nam
- Toàn văn tham luận của ông Lê Đình Quảng về Bộ luật Lao động 2012
- Nghiệm thu dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường phân bón phía Bắc và nghiên cứu các giải pháp truyền thông hiệu quả trong việc tiếp cận sản phẩm tới người tiêu dùng”
- Vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả