Năng lực nghiên cứu khoa học Việt Nam ra sao (I)
(Cập nhật: 6/26/2012 10:15:28 AM)
Tốc độ tăng trưởng về ấn phẩm khoa học của Việt Nam và Thái Lan tương đương nhau (15%/năm), nhưng với tỉ lệ này, đến năm 2020 số ấn phẩm của Việt Nam chỉ bằng số ấn phẩm của Thái Lan năm 2009. Cũng có thể nói Việt Nam ta theo sau họ khoảng 10 năm.
Khoảng một năm trước, Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) để tham mưu cho Thủ tướng về việc xây dựng các trường "đại học xuất sắc". Theo lộ trình này, đến năm 2020 (tức chỉ 8 năm nữa), Việt Nam sẽ có 5 ĐH "trình độ quốc tế".
Nghiên cứu khoa học là một thành tố rất quan trọng để ĐH có tên trên trường quốc tế. Nhân dịp 1 năm sau ngày ban hành QĐ, tôi thử kiểm tra xem năng lực khoa học của Việt Nam và so sánh với Thái Lan. Phần I xin được bàn về số ấn phẩm khoa học trong 10 năm (2002 đến 2011).
Gần 2 năm trước, tôi có viết một bài so sánh giáo dục ĐH Việt Nam và Thái Lan qua vài con số cơ bản. Bài này thậm chí còn được các bạn Thái Lan (thuộc trường AIT) cho Google dịch. Đọc qua bản dịch đó, tôi thấy ... rất vui. Điều đó chứng tỏ họ các bạn Thái Lan cũng "theo dõi" chúng ta.
Thật ra, người Thái Lan vẫn ngấm ngầm theo dõi phát triển của Việt Nam, từ chính trị, kinh tế, đến giáo dục. Trong bài này, tôi sẽ so sánh xem trong 10 năm qua, 2 nước đã phát triển ra sao trong lĩnh vực khoa học.
Tốc độ tăng trưởng và khoảng cách ngày càng...lớn?
Mười năm trước (2002), số ấn phẩm khoa học của Việt Nam trên các tập san quốc tế (trong hệ thống ISI) là 362 bài. Trong cùng thời gian, Thái Lan công bố được 1705 bài, cao hơn ta gấp 4.7 lần.
Mười năm sau (2011), Việt Nam công bố được 1389 bài, tăng gấp 3.8 lần so với năm 2002. Nhưng 10 năm sau, Thái Lan công bố được 5721 bài, hơn Việt Nam 4.1 lần. Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, khoảng cách giữa Thái Lan và Việt Nam càng ngày càng lớn (xem Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam và Thái Lan 2002-2011 |
Tính trung bình, tốc độ tăng trưởng (về số ấn phẩm khoa học) của Việt Nam là 15.2%, tức tương đương với tỉ lệ của Thái Lan (15.1%). Nhưng vì Thái Lan xuất phát từ một cơ sở cao hơn ta gấp 4 lần, nên trong những năm sau Thái Lan vẫn còn cao hơn ta. Thật ra, có thể dùng phương trình sau đây để dự đoán số ấn phẩm khoa học cho Việt Nam và Thái Lan:
Việt Nam: VN(t) = exp(5.9632 + 0.1413*t)
Thái Lan: TL(t) = exp(7.4546 + 0.1407*t)
Trong đó, t là thời gian. t = năm-2002. Hệ số R2 của hai phương trình này là 0.987! Với hệ số đó, chúng ta có chút tự tin dự đoán số ấn phẩm khoa học cho năm 2012:
Việt Nam = exp(5.9632 + 0.1413*10) = 1600
Thái Lan = exp(7.4546 + 0.1407*10) = 7055
Tương tự, chúng ta có thể dự đoán số ấn phẩm khoa học cho Việt Nam và Thái Lan từ 2012 đến 2020 như sau:
|
Nói cách khác, nếu không có gì thay đổi và với tỉ lệ tăng trưởng như hiện nay, đến năm 2020, tổng số ấn phẩm khoa học của Việt Nam là khoảng 5000 bài, tức bằng số ấn phẩm khoa học của Thái Lan vào năm 2009.
Tỉ lệ 22% và 1/10
Trong thời gian 2002-2011, Thái Lan công bố được 35588 bài báo khoa học trên các tập trong hệ thống ISI, cao gấp 4.5 lần so với con số của Việt Nam. Nhưng tỉ số này thay đổi theo lĩnh vực nghiên cứu.
Trong tất cả so sánh, chỉ có toán học là Thái Lan kém hơn Việt Nam, còn lại tất cả các ngành khác, Thái Lan đều hơn Việt Nam. Ngay cả vật lí học, số ấn phẩm của Thái Lan cao hơn Việt Nam 50%.
|
Nguồn: Số liệu trong bảng này được lấy từ cơ sở dữ liệu của Web of Science (Viện thông tin khoa học, Mĩ). Thời gian là từ 2002 đến 2011. Số liệu chỉ tính những bài báo "article" (tức là bài báo nguyên thuỷ), chứ không tính các bài tổng quan và abstract/proceeding.
Bảng trên đây còn cho thấy những lĩnh vực khoa học mà Thái Lan vượt trội hơn hẳn Việt Nam. Chỉ riêng ngành sinh hoá, số ấn phẩm của Thái Lan cao hơn Việt Nam gần 11 lần!
Kế đến là dược học (10 lần), hoá học (8 lần), sinh học phân tử (7 lần). Tất cả những ngành này nói lên rằng khoa học Thái Lan có vẻ "sophisticated" hơn Việt Nam, vì đó là những ngành công nghệ cao. Ngay cả y học lâm sàng, số ấn phẩm khoa học của Thái Lan vẫn cao hơn Việt Nam gấp 6 lần!
Những lĩnh vực nghiên cứu "mạnh" của Thái Lan và Việt Nam cũng khác nhau. Trong 10 năm qua, số ấn phẩm y học lâm sàng của Thái Lan chiếm 21% tổng số ấn phẩm khoa học. Các ngành mạnh khác của Thái Lan là hoá học (tỉ trọng 12%), thực vật học (10%), và kĩ thuật (9%). Đối với Việt Nam, các lĩnh vực nghiên cứu có vẻ tập trung vào 4 ngành chính là y học lâm sàng (15%), thực vật học (12%), vật lí (13%), và toán học (10%).
Nói tóm lại, trong 10 năm qua, số ấn phẩm khoa học của Việt Nam chỉ bằng 22% con số của Thái Lan. Ngoài ra, trong những lĩnh vực khoa học công nghệ cao hay tương đối cao, số ấn phẩm khoa học của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Thái Lan.
Tốc độ tăng trưởng về ấn phẩm khoa học của Việt Nam và Thái Lan tương đương nhau (15%/năm), nhưng với tỉ lệ này, đến năm 2020 số ấn phẩm của Việt Nam chỉ bằng số ấn phẩm của Thái Lan năm 2009. Cũng có thể nói Việt Nam ta theo sau họ khoảng 10 năm.
(Còn nữa)
Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Văn Tuấn. Tuần Việt Nam biên tập)
Tin tức liên quan
- Mục đích hay công cụ kiếm sống
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
- Khoa học quản lý - khoa học của hành động
- Các học thuyết lãnh đạo, quản trị
- Nghệ thuật và Khoa học quản trị
- Lược sử khoa học quản lý
- Tổng quan về lý thuyết quản lý - Thuyết quản lý khoa học của F.W.Taylor
- Hội thảo “ Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và thông tin phục vụ Quốc hội”
- Phong cách quản lý trong hệ thống quản lý
- Quản lý là sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả