Quản lý nhà nước đối với quan hệ lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
(Cập nhật: 1/30/2017 9:43:17 AM)
Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và chấp hành các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực lao động.
Nhà nước đối với quan hệ lao động trong kinh tế thị trường
Trong quan hệ lao động, sự khác biệt về lợi ích là không thể tránh khỏi. Do đó, xung đột, tranh chấp lao động là những vấn đề không thể tránh khỏi của quan hệ lao động trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu những trục trặc này xảy ra quá nhiều và không được giải quyết tốt sẽ cản trở sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người lao động và làm mất ổn định xã hội.
Trong kinh tế thị trường nhà nước cần đóng vai trò tích cực chủ động trong quản lý và điều hòa mối quan hệ này: Tạo khuôn khổ pháp lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra; hỗ trợ quan hệ lao động; giải quyết tranh chấp lao động…
Một số dấu ấn trong xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động ở Việt Nam: – Thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động, Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, Hội đồng tiền lương Quốc gia – Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về lao động và quan hệ lao động theo hướng phù hợp hơn với cơ chế thị trường và tiếp cận gần hơn các tiêu chuẩn lao động quốc tế… – Giao nhiệm vụ quản lý quan hệ lao động tại cơ sở cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp … |
Thách thức mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và chấp hành các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực lao động. Hội nhập quốc tế mang lại cơ hội và động lực phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức đối với vai trò của nhà nước trong quản lý và điều hòa quan hệ lao động. Đó là:
– Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp để đảm bảo những quyền cơ bản của người lao động, nhất là những quyền được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO;
– Hình thành các cơ chế quản lý, bảo vệ và hỗ trợ những tổ chức đại diện của tập thể lao động để các tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả, thực chất và theo đúng tôn chỉ mục đích của mình;
– Quản lý và đảm bảo tính thực chất của các cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao động trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về quan hệ lao động.
Đổi mới, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập hội nhập quốc tế không chỉ đòi hỏi những thay đổi cụ thể về chính sách, mà sâu sắc hơn là tư duy quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Một số nội dung mới đặt ra cần phải nhìn nhận và giải quyết là:
– Định hình rõ mô hình QHLĐ Việt Nam phù hợp với điều kiện và đặc thù của nước ta;
– Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quan hệ lao động và công đoàn;
– Xây dựng và điều chỉnh cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động đảm bảo thực hiện hiệu quả cả hai chức năng quản lý và hỗ trợ, đồng thời đảm bảo sự thống nhất và điều hành hiệu quả giữa các cấp trung ương, địa phương;
– Đổi mới cơ chế, thiết chế hướng tới việc thực thi hiệu quả các cơ chế trung gian, hòa giải, trọng tài và xét xử trong giải quyết tranh chấp lao động;
– Tăng cường năng lực và vai trò của cơ quan nhà nước ở địa phương trong quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động tại nơi làm việc./.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ quan hệ lao động Việt Nam
Cấp quản lý | Cơ quan quản lý nhà nước về lao động | Quản lý nhà nước về quan hệ lao động | Cơ quan chuyên trách về hỗ trợ quan hệ lao động |
Cấp trung ương | Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội | Phòng Quan hệ lao động thuộc Vụ Lao động – Tiền lương | Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động |
Cấp tỉnh/thành phố | Sở Lao động – Thương binh và Xã hội | Là một chức năng mới thuộc phòng chuyên môn (Thường là Phòng Chính sách lao động) | Không có |
Cấp huyện | Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện. | Không có bộ phận/cán bộ chuyên trách | Không có |
(CIRD)
Tin tức liên quan
- Những thách thức chủ yếu của Công đoàn khi VN phê chuẩn và thực thi TPP
- Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận
- Ngành may Việt Nam có tỉ lệ tuân thủ trả lương tối thiểu cao nhất trong khu vực.
- Quản lý Doanh nghiệp theo mô hình 3 chiều
- 14 Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Fayol
- Lần đầu tiên xây dựng hệ thống chỉ số trích dẫn Việt Nam
- Các hình thức trả tiền lương trong quản trị nguồn nhân lực
- Nghề phân tích nhân sự là gì?
- Thị trường lao động
- Khái niệm về tiền lương và thù lao lao động trong quản trị nguồn nhân lực
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả