Bổ nhiệm, điều động lao động theo quy định nào?
(Cập nhật: 10/30/2024 11:04:43 AM)
Doanh nghiệp tôi có 100% vốn nhà nước, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ Thành phố. Do đó, công tác nhân sự luôn áp dụng tất cả quy định của Đảng ủy cấp trên. Tuy nhiên, đối với các chức danh lãnh đạo quản lý như Giám đốc, Phó Giám đốc (tương đương Trưởng Phòng, Ban) thì thực hiện theo Bộ luật Lao động (tuyển dụng, hợp đồng lao động), nhưng lại áp dụng quy định về điều động, bổ nhiệm... theo quy định của Đảng.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, khi điều chuyển làm công việc khác phải thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì thực hiện theo hợp đồng lao động, còn theo quy định của Đảng là phải bổ nhiệm lại, điều động, bổ nhiệm… Ví dụ: Khi tuyển dụng vào làm việc, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn vị trí Giám đốc hành chính, quyết định bổ nhiệm là 5 năm, sau 5 năm bổ nhiệm lại nếu đủ yêu cầu, nếu không đáp ứng thì miễn nhiệm... Như vậy, có sự mâu thuẫn giữa quy định của Đảng và pháp luật về lao động. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động; trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 thì trong quá trình thực hiện nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì hai bên thỏa thuận sửa đổi bằng việc ký phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 và Điểm d Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì việc giao kết, sửa đổi, bổ sung, thực hiện hợp đồng lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động.
Về việc áp dụng các quy định của Đảng trong việc bổ nhiệm, điều động, đề nghị trao đổi với tổ chức Đảng có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể.
(DOMI)
Tin tức liên quan
- Tiêu chí về sáng kiến khi xét hình thức khen thưởng
- Quy định nâng lương cho lao động hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng
- Có phải ký lại hợp đồng mới khi người lao động được bổ nhiệm?
- Tính lương người quản lý công ty có vốn Nhà nước thế nào?
- Tính đơn giá dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng
- Có phải ký lại hợp đồng mới khi người lao động được bổ nhiệm?
- Cải cách tiền lương phân định rõ lương của người đại diện vốn nhà nước với lương của ban điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước đúng không?
- Công chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nhận được lương từ chính đơn vị chứ không phải ngân sách nhà nước khi cải cách tiền lương?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả