Có phải ký lại hợp đồng mới khi người lao động được bổ nhiệm?
(Cập nhật: 10/8/2024 3:37:53 PM)
Tổng công ty tôi có 100% vốn Nhà nước. Chức danh Phó Tổng Giám đốc là người lao động tại tổng công ty được UBND Thành phố bổ nhiệm và được Hội đồng thành viên tổng công ty ban hành quyết định bổ nhiệm.
Tôi xin hỏi, Hội đồng thành viên tổng công ty có phải làm thủ tục tạm hoãn hợp đồng lao động với chức danh người lao động để thực hiện theo quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mà không phải ký lại hợp đồng lao động mới với chức danh Phó Tổng Giám đốc không? Hay bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với chức danh Phó Tổng Giám đốc? Kế toán trưởng của tổng công ty do Hội đồng thành viên bổ nhiệm thì có phải ký hợp đồng lao động không? Thời hạn hợp đồng lao động là bao lâu?
Trả lời
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Tại Khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động quy định: Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành không quy định các trường hợp không phải giao kết hợp đồng lao động.
Tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty (Khoản 24 Điều 4). Trong doanh nghiệp Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên Hội đồng thành viên do đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật (Khoản 2 Điều 91); Giám đốc, Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và người quản lý khác do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc thuê.
Tại Điều 56 Luật Kế toán 2015 quy định đơn vị kế toán (trong đó có bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam) được ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp kế toán trưởng được quy định là người quản lý trong Điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức bổ nhiệm hoặc giao kết hợp đồng lao động.
(VPCP)
Tin tức liên quan
- Cải cách tiền lương phân định rõ lương của người đại diện vốn nhà nước với lương của ban điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước đúng không?
- Công chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nhận được lương từ chính đơn vị chứ không phải ngân sách nhà nước khi cải cách tiền lương?
- Người sử dụng lao động xây dựng định mức lao động để làm gì?
- Trường hợp nào được ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Có được ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng?
- Khi nào doanh nghiệp được đăng ký tăng giờ làm thêm?
- Làm việc theo ca, tính lương thêm giờ thế nào?
- Tính lương thêm giờ khi ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần
- Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính làm thêm giờ?
- Tiền lương tháng có căn cứ theo số ngày công?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả