Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng
(Cập nhật: 10/12/2024 9:15:34 AM)
Hằng năm cơ quan tôi đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước nguồn chi thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có nhiều hạng mục kiến trúc, đường, điện, thoát nước… tại nhiều tỉnh, thành phố. Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH các bộ, ngành ban hành quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương không được vượt quá các giá trị đã quy định. Theo đó một số tỉnh, thành phố đã ban hành quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương để thuận tiện trong quá trình xác định tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện.
Trả lời
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH thì tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất được xác định trên cơ sở hao phí lao động nhân với hệ số lương, phụ cấp của chức danh, công việc nhân mức lương cơ sở và hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương, trong đó: Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng (không vượt quá 1,2 đối với vùng I; 0,9 đối với vùng II; 0,7 đối với vùng III và không quá 0,5 đối với vùng IV) do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định.
Theo đó, hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương nêu trên là mức tối đa, hệ số cụ thể đối với từng vùng lương tối thiểu thực hiện theo quyết định của bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.
Quy định xác định chi phí tiền lương trong Thông tư số 17/2019/TT- BLĐTBXH theo hệ số lương nhân với mức lương cơ sở áp dụng chung cả nước không phân biệt theo vùng, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động trên các vùng khác nhau (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Lai Châu,...) có sự chênh lệch khá lớn về chi phí sinh hoạt, mức lương thị trường.
Do đó, để bảo đảm sự hài hòa giữa các địa phương và đời sống người lao động, quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm theo vùng do các bộ, ngành, địa phương quyết định để mức lương tính trong đơn giá phù hợp với mặt bằng tiền lương trên thị trường và khả năng ngân sách của bộ, ngành, địa phương.
Trường hợp địa phương đã ban hành hệ số điều chỉnh tăng thêm, khi thay đổi vùng lương tối thiểu từ vùng III lên vùng II thì hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa được xác định theo vùng II, tuy nhiên hệ số điều chỉnh tăng thêm cụ thể do UBND tỉnh quyết định.
(DOMI)
Tin tức liên quan
- Có phải ký lại hợp đồng mới khi người lao động được bổ nhiệm?
- Tính lương người quản lý công ty có vốn Nhà nước thế nào?
- Tính đơn giá dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng
- Có phải ký lại hợp đồng mới khi người lao động được bổ nhiệm?
- Cải cách tiền lương phân định rõ lương của người đại diện vốn nhà nước với lương của ban điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước đúng không?
- Công chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nhận được lương từ chính đơn vị chứ không phải ngân sách nhà nước khi cải cách tiền lương?
- Người sử dụng lao động xây dựng định mức lao động để làm gì?
- Trường hợp nào được ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Có được ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả