Khoá học “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống thực tế trong khám chữa bệnh”
(Cập nhật: 7/7/2021 9:38:41 AM)
Khoá học “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống thực tế trong khám chữa bệnh” là sự kết hợp có chọn lọc giữa lý thuyết và thực tế công việc. Phần lý thuyết sẽ được xây dựng dựa trên thực trạng của học viên trên cơ sở khảo sát đánh giá trước khi xây dựng bài giảng. Giảng viên chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai bài giảng theo đặc thù của từng lớp học theo nguyên tắc quan sát, góp ý và hướng dẫn từng người học
“Kỹ năng giao tiếp” từ lâu luôn được coi là 1 trong những kỹ năng nằm trong hệ thống đánh giá giá trị công việc và xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc của mỗi tổ chức. Nó luôn được các nhà tuyển dụng xem là tiêu chí trọng yếu khi xây dựng tiêu chí tuyển dụng.
Cũng do tính chất quan trọng của kỹ năng này mà rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đã thường xuyên tổ chức các lớp học nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ y bác sĩ, đặc biệt là nhóm các công việc thuộc lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh có nhiều điểm đặc thù đòi hỏi mỗi cán bộ và nhân viên y tế đều phải có thái độ và hành vi chuyên nghiệp trong giao tiếp. Hàng này họ không chỉ tiếp xúc với bệnh nhân mà còn thường xuyên phải gặp gỡ trao đổi với người thân của người bệnh nên những xung đột trong giao tiếp rất dễ xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay khi áp lực chống dịch luôn được tạo ra từ 2 phía.
Viện Quản lý và Phát triển năng lực tổ chức (DOMI) là đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo cho ngành y tế đặc biệt là các khóa học về kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng bảo vệ, hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ…trong các bệnh viện thời gian vừa qua, chúng tôi nhận thấy: Quá trình triển khai các khóa học này cho thấy hiệu quả đem lại thường “khó đo đếm” và học viên thường mất nhiều thời gian để có thể vận dụng các kiến thức đã học vào công việc của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hầu hết các lớp học về kỹ năng giao tiếp thường có thời gian học thuyết nhiều và không tìm ra các yếu tố đặc thù của mỗi đơn vị cũng như những yếu tố khác biệt của mỗi vị trí công việc trong tổ chức.
Để khắc phục tình trạng này cần có một chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp theo cách “may đo” “cầm tay chỉ việc” cho từng vị trí trên cơ sở khảo sát của chính giảng viên. Chính vì vậy, DOMI đã thiết kế 1 chương trình đào tạo mà trong đó mọi nội dung và phương pháp đào tạo đều được xây dựng trên cơ sở các hoạt động thực tế hàng ngày của người học là các y tá, hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ…
Khoá học “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống thực tế trong khám chữa bệnh” là sự kết hợp có chọn lọc giữa lý thuyết và thực tế công việc. Phần lý thuyết sẽ được xây dựng dựa trên thực trạng của học viên trên cơ sở khảo sát đánh giá trước khi xây dựng bài giảng. Giảng viên chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai bài giảng theo đặc thù của từng lớp học theo nguyên tắc quan sát, góp ý và hướng dẫn từng người học
Khoá học đề cao các nguyên tắc chung trong giao tiếp y tế, đồng thời hướng dẫn và gợi ý cho người học phương pháp, cách thức thực hiện để đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp thông qua các hoạt động trải nghiệm, đóng vai, xử lý tình huống giả đinh... Sự thay đổi tích cực trong hành vi, thái độ của người học sẽ được thể hiện rõ ràng ngay sau mỗi tiết học.
Mục tiêu của khoá học:
- Duy trì và phát huy những tư duy và hành vi giao tiếp chuẩn mực;
- Giúp cho từng người học nhận ra và chủ động điều chỉnh hành vi giao tiếp; Người học tích cực tiếp thu và sẵn sàng thay đổi hành vi;
- Đưa ra những phương pháp, cách thức xử lý hiệu quả hơn cho người học, để từ đó nâng cao được sự hài lòng của khách hàng.
Phương pháp đào tạo:
- Thuyết trình và hỏi - đáp các câu hỏi của học viên;
- Case – study;
- Bài tập tình huống (Dựa trên thực tế của bệnh viện của học viên);
- Thực hành giao tiếp qua các tình huống thực tế ;
- Học theo mô hình nhóm và thảo luận nhóm về các tình huống giao tiếp thực tế tại bệnh viện.
Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo: (từ 2 -3 ngày/khóa học)
- Giảng viên thu thập các thông tin liên quan tới các chương trình giao tiếp mà học viên đã từng tham gia; Khảo sát thông qua bảng hỏi nhằm xác định những ưu điểm, hạn chế của học viên trong hoạt động giao tiếp.
- Giảng viên trực tiếp quan sát các công việc liên quan tới tiếp đón, hướng dẫn, tư vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;
- Giảng viên xây dựng báo cáo về thực trạng của học viên trước đào tạo và đề xuất chương trình đào tạo phù hợp.
Tiến hành đào tạo:
- Đào tạo bổ sung lý thuyết về giao tiếp cần thiết mà học viên còn thiếu;
- Học viên thực hành thực tế trong công việc;
- Giảng viên quan sát, góp ý, điều chỉnh cho từng học viên;
- Tổng kết khoá học và cam kết thực hiện của học viên.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC (DOMI)
VPGD: Số 53 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0246 260 2424 – 0246 253 4040.
Hotline: 0981 126 755 (Ms Thảo) Email: thaont@domi.org.vn
Xin trân trọng cảm ơn!
(DOMI)
Tin tức liên quan
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG TRONG YTẾ ”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO CÁC CÁN BỘ Y TẾ TRONG CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH ”
- Tổ chức thành công khóa học Kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ trong bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Bắc Ninh
- CHIÊU SINH KHÓA HỌC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (VER 2019)
- Đào tạo Kỹ năng giao tiếp trong công tác khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại Trung tâm y tế huyện Sông Lô
- DOMI tổ chức đào tạo tại Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO
- CHIÊU SINH KHÓA HỌC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
- Khai giảng khóa học Thực hành kỹ năng giao tiếp
- Khóa học Phân tích tài chính doanh nghiệp và Thẩm định dự án đầu tư
- Viện DOMI tổ chức khóa tập huấn "Kỹ năng giao tiếp trong khám chữa bệnh" tại bệnh viên đa khoa huyện Lục Nam - Bắc Giang.
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả