Bốn vấn đề lớn của doanh nghiệp
(Cập nhật: 7/1/2012 11:07:21 AM)
Giải quyết hàng tồn kho; lo vốn hoạt động và xử lý nợ xấu; đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; đầu tư trang thiết bị - công nghệ là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc xem xét nhịp độ sản xuất những sản phẩm đang tồn kho lớn, các doanh nghiệp cần hạ giá bán để thu hồi, quay vòng vốn nhanh hơn. Các doanh nghiệp có thể tính đến việc đẩy mạnh đưa hàng về nông thôn…
Vấn đề lớn thứ hai là vốn hoạt động và nợ xấu. Vốn đang bị đọng ở các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, nhất là lĩnh vực bất động sản. Doanh nghiệp cần thoái vốn nhanh, nếu không toàn bộ thì cũng một phần lớn, bởi theo dự đoán của nhiều chuyên gia, thị trường này không chỉ còn tiếp tục lạnh, mà “đáy” của thị trường còn ở phía trước và phải đến cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014 mới có thể có dấu hiệu phục hồi.
Để tháo gỡ khó khăn về vốn hoạt động, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có thể huy động vốn của chính cán bộ, công nhân viên trong đơn vị, với lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng thương mại và thấp hơn lãi suất đi vay ngân hàng. Với cách này, cả doanh nghiệp và người lao động đều có lợi. Doanh nghiệp có lợi là duy trì được sản xuất, kinh doanh; người lao động vừa có lợi về lãi suất cao hơn lãi suất gửi ngân hàng, vừa hưởng lợi từ việc doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập.
Vấn đề lớn thứ ba là gỡ khó khăn về vấn đề lao động, việc làm, thu nhập. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, khi sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp thường tính đến việc giảm tiền lương, giảm giờ làm, cắt giảm lao động... Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nhận thức rõ, việc thu hút nhân công trở lại sẽ không dễ, nhất là những lao động có tay nghề. Vì vậy, để giữ chân người lao động, doanh nghiệp cần chia sẻ khó khăn, chăm lo đời sống người lao động, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động bằng cách tiết giảm các chi phí quản lý, chi phí ngoài sản xuất…
Vấn đề lớn thứ tư là việc mua sắm, xây dựng, mở mang chi nhánh cần được cân nhắc kỹ lưỡng vào thời điểm này. Lạm phát đang có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng giá đang thấp hơn lãi suất tiết kiệm, do vậy, không nên tích trữ nhiều nguyên vật liệu.
Đối với máy móc, thiết bị - công nghệ, một trong những đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam là ham giá rẻ, nên khó mua được công nghệ nguồn, máy móc - thiết bị hiện đại. Thực tế hiện nay, trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của cả nước, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 1/3. Giá nhập khẩu từ thị trường này rẻ, nhưng phần lớn là công nghệ thấp, mà Trung Quốc đang thực hiện việc chuyển giao, đổi mới công nghệ theo hướng nhập công nghệ cao và chuyển công nghệ thấp, công nghệ cũ sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Điều đó sẽ dẫn đến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam khó được cải thiện.
(baodautu.vn)
Tin tức liên quan
- Mô hình công ty không cần sếp
- Làm sao đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?
- Thanh tra chính phủ: Kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ
- Nhu cầu nhân lực trực tuyến tiếp tục giảm
- Hạn chế chi phí quảng cáo: Mở rộng thị trường gặp khó khăn?
- “Chỉ giải cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa là chưa đủ”
- Doanh nghiệp
- Ngân hàng đã bắt đầu “lăn” vào doanh nghiệp
- Vấn đề tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong các doanh nghiệp Việt Nam
- 3 tố chất của ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả