Để thoát khỏi khủng hoảng truyền thông, ngành y tế sẽ cởi mở hơn
(Cập nhật: 2/16/2017 10:23:35 AM)
Chiều 8.12 Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế". Hội thảo có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đông đảo các cơ quan báo chí truyền thông trung ương và địa phương.
Nhiều tham luận của các cơ quan báo chí truyền thông trong Hội thảo đã chỉ ra sức mạnh của truyền thông trong công tác tuyên truyền về lĩnh vực y tế. Truyền thông đã sát cánh bên cạnh ngành y tế để mang đến cho người dân những thông tin hết sức hữu ích cho cuộc sống. Bên cạnh đó, đôi khi, truyền thông cũng vẫn còn những mặt hạn chế khi không ít lần như thổi phồng nhiều vấn đề y tế khiến dư luận hoang mang.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: "Mẫu số chung của y tế và truyền thông là để phát triển kinh tế xã hội. Truyền thông cần thông tin những điều hay điều tốt và cả hạn chế. Thông tin cho người dân biết những kiến thức về dự phòng chăm sóc sức khoẻ và nguy cơ bệnh tật, thay đổi hành vi nguy cơ để trở thành hành vi tích cực".
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ: "Khủng hoảng truyền thông là hiện tượng đất nước nào cũng có, lĩnh vực nào cũng có, nhưng làm thế nào để giải quyết nó thì cần có sự tương tác giữa truyền thông và cơ quan phụ trách lĩnh vực đó. Phải hợp tác như thế nào để có lợi nhất cho người dân. Phải đặt quyền lợi của người dân lên trên hết. Tôi ví dụ về khủng hoảng truyền thông như tiêm nhầm vắc xin ở Quảng Trị, dịch sởi, như tiêm nhầm vắc xin- nước cất... Nó là hiện tượng bình thường của mọi xã hội đang phát triển và đã phát triển nhưng nó đã trở thành cuộc khủng hoảng truyền thông do ngành y tế không biết xử lý truyền thông. Ngành y tế cần chủ động, cởi mở và minh bạch hơn đối với truyền thông".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Nói về hiệu quả truyền thông, từ việc để xảy ra các khủng hoảng truyền thông, chúng tôi có khát vọng làm một mô hình mẫu về sự phối hợp với truyền thông vì mục tiêu cho con người và đất nước".
(DOMI)
Tin tức liên quan
- “Sếp” doanh nghiệp nhà nước nhận lương cao nhất bao nhiêu?
- Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2017 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh
- Chính sách với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp thành Cty cổ phần
- Từ tháng 2/2017: 4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực
- Thiếu thang bảng lương, chậm đóng BHXH
- Giám sát thực hiện BHXH tại một số DN ở HN: Phải đảm bảo quyền lợi của NLĐ
- Lách luật, nhiều doanh nghiệp đang tồn tại tới 3 loại lương
- Đối thoại chính sách việc làm trong thời gian tới “Việt Nam cần làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và nhu cầu kỹ năng lao động”
- Tiền lương không còn là động lực với cán bộ công chức?
- Đôn đốc doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi bảng lương
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả