Giảm lương hưu của nữ đột ngột: Chính sách thiếu nhân văn
(Cập nhật: 10/14/2017 4:13:39 PM)
Quy định giảm lương hưu của lao động nữ từ năm 2018 cũng tương tự như điều 60 Luật BHXH. Nó không được sự đồng thuận của cả đối tượng áp dụng lẫn một số ngành chức năng.
Sau khi một số cấp ngành có ý kiến gửi Chính phủ, Quốc hội đề nghị nên có lộ trình giảm lương hưu của lao động nữ song song với việc tăng tuổi hưu của đối tượng này, đến nay đã khá lâu rồi mà chưa có phản hồi.
Lao động nữ hiện chiếm hơn 50% lực lượng lao động cả nước. Chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến họ; đặc biệt là lao động trong khu vực ngoài nhà nước.
Trước đây để đóng BHXH đủ 25 năm, thậm chí 20 năm là mức tối thiểu để hưởng lương hưu khi đủ tuổi đã là một điều vô cùng khó khăn đối với lao động nữ khu vực này. Cơ quan BHXH hơn ai hết, chính là nơi có thể biết rõ trong số những lao động nữ đang được hưởng lương hưu, có bao nhiêu phần trăm là những người làm trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Chắc chắn tỉ lệ không cao so với toàn bộ lực lượng này.
Lý do vì sao? Là bởi có một thực tế là lao động khu vực ngoài nhà nước luôn biến động, nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động, một số lớn người lao động không tin tưởng vào chính sách BHXH với những thông tin về việc thất thoát quỹ hàng nghìn tỉ đồng, với việc chi phí quản lý cho bộ máy BHXH quá cao và còn nhiều lý do khác… Cho nên để có được 20 năm đóng BHXH đối với lao động nữ nói chung và lao động nữ khu vực ngoài nhà nước nói riêng là điều không dễ dàng.
Trước đây với 20 năm đóng BHXH, nếu đủ tuổi nghỉ hưu, lao động nữ sẽ được hưởng mức lương hưu 60% tiền lương bình quân đóng BHXH; còn từ năm 2018, sẽ chỉ còn 55%. Nếu đóng 25 năm thì chỉ được hưởng 65% thay vì mức tối đa 75%. Khi soạn thảo luật, đã có nhiều ý kiến về việc không nên giảm đột ngột, gây sốc như vậy mà cần có lộ trình nâng dần mức "sàn" số năm được hưởng mức sàn lương tối thiểu, ít nhất là cũng giống như nam giới. Nghĩa là thay vì 15 năm đầu tiên được hưởng 45% lương hưu thì nâng dần lên 16 năm, 17 năm… Và việc này phải thực hiện đồng bộ với việc nâng tuổi hưu của lao động nữ.
Nay tuổi hưu chưa nâng mà việc giảm tỉ lệ phần trăm lương hưu kể từ năm đóng BHXH thứ 16 là điều khó chấp nhận. Các vị sẽ nói sau khi hết tuổi lao động có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu ở mức cao hơn, xin thưa, khi không làm việc trong khu vực chính thức thì tiền đâu để đóng BHXH tự nguyện? Đâu phải ai cũng có khả năng tài chính để làm điều này?
Chỉ còn 3 tháng nữa là chính sách có hiệu lực. Thời gian không còn nhiều. Chúng tôi rất mong có ý kiến chính thức về vấn đề này. Đông đảo lao động nữ vẫn đang trông chờ một sự điều chỉnh linh hoạt như đã từng với điều 60 Luật BHXH trước đây.
Sai thì sửa, không phù hợp thì thay đổi. Đó mới chính là việc làm hợp lòng dân.
(Thảo Lê - nld)
Tin tức liên quan
- Lương tối thiểu vùng: Cần có cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu
- Nghề tư vấn (consultanting) là gì?
- 14 khoản thu nhập không tính đóng BHXH từ 1-1-2018
- Bảo hiểm xã hội VN giải thích về cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018
- Trao đổi, hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực - ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Mức 10% là hợp lý
- 9 đối tượng được tăng lương từ ngày 1-7
- Thông báo về việc chuyển địa điểm làm việc
- Các phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018
- Kiểm toán 'khui' hàng loạt vấn đề lương, thưởng một doanh nghiệp công ích
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả