BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Lãnh đạo doanh nghiệp, có sáng tạo mới vươn xa

(Cập nhật: 9/2/2013 12:44:24 PM)

Hội nghị hình thành thế giới 2013 lần 5 với chủ đề “Lãnh đạo doanh nghiệp Việt của tương lai” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với công ty Consulus tổ chức tuần qua tại TP.HCM, đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến nghị giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua những thách thức trong bối cảnh kinh tế đầy biến động cũng như nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đi lên từ công ty gia đình. Ảnh: Lê Toàn

Ông Lawrence Chong, tổng giám đốc công ty Consulus nhận định châu Á từng là cái nôi của những nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ, nhưng có vẻ như khát vọng nắm giữ vị trí lãnh đạo vẫn chưa song hành cùng tăng trưởng kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp châu Á đều tập trung sản xuất hàng hoá và dịch vụ, đạt được lợi nhuận trước mắt hơn là xây dựng nền tảng để quyết định tương lai thế giới. Có lẽ vì thế mà Asia Pacific Brewery của Singapore bị mua lại với giá 4,1 tỉ USD bởi nhà sản xuất bia Hà Lan Heineken, hay tại Việt Nam một loạt trường hợp như Phở 24, Highlands Coffee bị Jollibee Food Corp mua, Bibica bị thâu tóm bởi Lotte, Diana bán lại 95% cổ phần cho Unicharm của Nhật, hay Prime về tay các nhà đầu tư Thái Lan...

Khuyến khích sáng tạo

Theo ông Lawrence Chong, châu Á thực sự muốn hình thành trật tự thế giới mới, cần khuyến khích tư duy sáng tạo. Nếu như châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục bán trí tuệ của mình và mãi là người gia công thì chính là đang nhường lại cho nước ngoài quyền quyết định vận mệnh tương lai của mình cũng như không thể tạo ra sự giàu có cần thiết cho chính các quốc gia trong châu lục.

Chia sẻ với những suy nghĩ của ông Lawrence Chong, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, khẳng định tinh thần vươn lên của người Việt Nam cũng đáng khen ngợi. Tuy nhiên, đa số là công ty gia đình nên nhìn chung quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam còn nặng chủ nghĩa gia đình, không phát huy được sức mạnh thương hiệu lên tầm khu vực và quốc tế. Doanh nghiệp Việt Nam lớn lên trong quan hệ gia đình, và cũng sẽ nhỏ đi, thậm chí tự diệt cũng vì chỉ thừa hưởng, mà không phát huy, đổi mới gì thêm. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng thuê người nước ngoài để quản lý Vinpearl không hẳn vì người nước ngoài giỏi hơn người Việt Nam mà vì ông sợ để người Việt Nam quản lý Vinpearl thì họ sẽ lôi hết họ hàng, con cháu đến làm hỏng Vinpearl.

Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những lĩnh vực then chốt nhưng chưa làm thật tốt, đôi khi gây ảnh hưởng đến hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng do mang tư tưởng “được bảo bọc” của Chính phủ và các bộ, ngành. Doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp nhà nước ít quan tâm khuyến khích những sáng kiến có khả năng thay đổi tư duy để phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Nhược điểm của doanh nghiệp Việt Nam là luôn tìm cách chứng minh người Việt rất giỏi, báo cáo thành tích, trong khi ít nhìn nhận khuyết điểm, thiếu sót để khắc phục.

Doanh nghiệp Việt Nam rất năng động, linh hoạt, cho dù ở vào hoàn cảnh khó khăn nào cũng có thể phát hiện ra cơ hội và tận dụng cơ hội rất tốt, thế nhưng, không thể vươn xa được nếu không đẩy sáng tạo lên từ nội bộ vi mô của doanh nghiệp cho đến tầm vĩ mô. Ít doanh nghiệp Việt Nam có tư duy chiến lược dài hạn, ngay cả những doanh nghiệp đã nắm được vị thế hàng đầu rồi có lúc cũng ngơ ngác “hàng đầu không biết đi đâu”.

Thiếu tư duy cùng thắng và cạnh tranh ngang sức

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cũng nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể nâng mình lên tầm khu vực khi đã có tư tưởng ganh đua hơn là chứng minh sự cạnh tranh ngang sức giữa thương hiệu Việt Nam với thương hiệu nước ngoài. Ông đơn cử câu chuyện giữa Starbucks và càphê Việt Nam. Tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên là một trong những tấm gương hiếm hoi của Việt Nam muốn và dám khẳng định thương hiệu càphê của Việt Nam không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tầm khu vực và quốc tế. Thế nhưng chỉ một hành động thay vì khẳng định cái hơn, cái khác biệt, cái đáng giá toàn cầu của Trung Nguyên thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại quay sang phê phán đối thủ cạnh tranh, đã khiến người ta nhìn ông chưa thể đạt tầm thế giới.

Ông Phạm Đình Đoàn, tổng giám đốc tập đoàn Phú Thái cho rằng không nên nặng nề có là sản phẩm Việt Nam hay thương hiệu Việt Nam hay không, mà quan trọng là xây dựng nên doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, phát triển bền vững trên cơ sở dựa vào thế mạnh của những đối tác liên doanh nước ngoài, vẫn tạo ra nguồn thu, đóng thuế cho nhà nước. Một số người không đồng tình với suy nghĩ của ông Đoàn, nhất là những doanh nghiệp đang nỗ lực đổi mới công nghệ, khuyến khích đội ngũ nhân sự tư duy sáng tạo, đổi mới để khẳng định năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo TS Vũ Đình Ánh, khi chưa rõ đi đâu thì đừng háo hức đi đầu. Trước mắt doanh nghiệp nên khắc phục những yếu kém, thoát khỏi những tư duy làm cản trở sức cạnh tranh của chính doanh nghiệp...

(sgtt.vn)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
    • Để Tối Ưu Hóa Vai Trò của Nhân Sự
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao