BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Môi giới công nghệ: Nghề chuyên nghiệp, chứ không phải “cò”

(Cập nhật: 11/27/2012 11:08:59 AM)

Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.




Công việc của người môi giới công nghệ

Cơ sở pháp lý hiện hành quy định, môi giới công nghệ thuộc điều chỉnh của Luật Thương mại. Theo đó, người môi giới công nghệ có nghĩa vụ: bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới; không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới; chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ; không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.

Người môi giới công nghệ được hưởng thù lao theo thỏa thuận từ trước đến khi các bên được môi giới ký hợp đồng. Ngoài ra, còn thỏa thuận về chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới do bên được môi giới trả kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới (tiền đi lại, ăn ở...). Thù lao môi giới công nghệ được hình thành theo giá thị trường như các lĩnh vực môi giới hàng hóa khác.

Người môi giới công nghệ không được môi giới những công nghệ bị cấm, không được lôi kéo khách hàng bằng các tài liệu giả tạo, các thông tin sai lệch về công nghệ..., từ chối hoặc làm chậm việc một cách bất hợp lý khi đã thỏa thuận với bên được môi giới.

Ngoài ra, công việc của người môi giới công nghệ còn được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Khoa học - Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp...

Môi giới công nghệ là ai?

Môi giới công nghệ là một nghề, có chứng chỉ. Việc hành nghề với tư cách là cán bộ môi giới của doanh nghiệp hay môi giới độc lập đều phải tuân thủ pháp luật, trọng đạo đức nghề nghiệp. Người môi giới có thể tham gia một, hoặc nhiều hiệp hội chuyên ngành.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, thì bất kỳ ai cũng có thể môi giới công nghệ. Thực tế, có những người buôn bán, người du lịch đã từng môi giới bán máy móc thiết bị toàn bộ, hoặc từng chi tiết, bí quyết của công nghệ. Họ không buôn bán đại trà, mà chỉ từng vụ việc cho các bên có nhu cầu. Tuy nhiên, những môi giới đó chỉ dừng ở mức quảng bá công nghệ, chỉ dẫn địa chỉ, thậm chí trong một số trường hợp còn gây ra những sai lệch do hứa hẹn những lợi ích phi công nghệ.

Như vậy, việc môi giới công nghệ tưởng như đơn giản, song thực tế khá phức tạp. Người môi giới phải biết rõ nhu cầu các bên, diễn đạt và có thông tin chính xác về nhu cầu, về hiện trạng công nghệ của bên muốn mua, về sản phẩm của bên muốn bán. Việc mang những mẫu hiện vật nhiều khi khá khó khăn, phải đặt cọc, phải bảo quản và phải đáp ứng các thủ tục xuất nhập cảnh... Tức là bản thân họ phải học tập, nghiên cứu, tạm ứng vốn, công sức tìm hiểu rõ nhu cầu các bên được môi giới.

Hoạt động môi giới công nghệ tại Việt Nam

Hiện có 3 sàn giao dịch công nghệ tại Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng. Các sàn này đã thu hút lực lượng môi giới công nghệ chuyên nghiệp, cũng như không chuyên nghiệp. Những người am hiểu công nghệ luôn cập nhật công nghệ mới, đánh giá công nghệ ở thị trường trong nước, cũng như thế giới, đồng thời tìm khách hàng bán, mua. Họ thành công trong nhiều vụ môi giới.

Những người môi giới chuyên nghiệp gắn với khoảng 1.000 tổ chức tư vấn môi giới công nghệ. Đó là các doanh nghiệp, đơn vị của hiệp hội. Tuy nhiên, các nhà môi giới gặp nhiều khó khăn khi các bên mua bán vì nhiều lý do không chấp nhận môi giới, cho rằng, người môi giới không có chuyên môn, ngại mất phí, sợ lộ thông tin công nghệ, giá cả...

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, môi giới công nghệ hiện nay ở Việt Nam đa phần là môi giới thương mại phần kỹ thuật, ít đi sâu vào các phần mềm như thông tin, nhân lực, tổ chức và công nghệ cao.

Đào tạo cấp chứng chỉ môi giới công nghệ

Để hoạt động môi giới công nghệ có tính chuyên nghiệp và xã hội hóa cao, cần có chương trình đào tạo cấp chứng chỉ môi giới công nghệ. Đề án đào tạo gồm nội dung, phương thức, mẫu chứng chỉ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Theo đó, những cơ sở như các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm, doanh nghiệp khoa học - công nghệ đủ điều kiện sẽ đăng ký đào tạo.

Trong thời đại công nghệ đổi mới hàng ngày, không chỉ cập nhật thông tin công nghệ cao, chúng ta phải dự báo được công nghệ tương lai. Ngoài năng lực cá nhân, các tổ chức môi giới cần có sự liên kết, trao đổi thông tin, tập trung vào những công nghệ chuyên sâu theo từng lĩnh vực.

Ngoài ra, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, như đào tạo cấp chứng chỉ, miễn giảm học phí, hỗ trợ giảng viên; mở cửa các kho dữ liệu công nghệ ở trong nước để mọi người tham khảo, tiếp cận chủ sở hữu công nghệ...

(DOMI)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • DOMI giới thiệu về sự phát triển của các tổ chức khoa học - công nghệ ngoài công lập ( Đơn vị 81)
    • Để Tối Ưu Hóa Vai Trò của Nhân Sự
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao