Tuyên bố Quốc gia khởi nghiệp là quá sớm
(Cập nhật: 1/13/2018 3:37:06 PM)
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nêu quan điểm như vậy tại Diễn đàn khoa học “Đổi mới, sáng tạo và quốc gia khởi nghiệp để đất nước phát triển - từ nhận thức đến hành động” do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) tổ chức sáng nay (8/12) tại Hà Nội.
Quang cảnh Diễn đàn
Cũng theo bà Phạm Chi Lan: Tên gọi quốc gia khởi nghiệp mới Israel dám xưng, còn các nước khác chưa dám. Bởi khởi nghiệp phải dựa trên cơ sở KHCN, giá trị rất mạnh, tham gia vào bậc cao của chuỗi giá trị chứ không phải ở đáy như VN, không nên nhấn vào tinh thần, tinh thần quốc gia khởi nghiệp thì đáng hoan nghênh. Cơ sở nền tảng cho khởi nghiệp còn rất xa, thu nhập trung bình còn thấp, mục tiêu 2035 mới là trung bình cao, OECD thì phải đến 2058 VN mới trở thành nước thu nhập cao, đến lúc đó VN mới có thể là quốc gia khởi nghiệp, khi đó có lẽ là có nền tảng công nghệ cao.
Những nhân tố cơ bản của nền kinh tế của VN cũng mới được xếp hạng thấp, điểm thấp, sáng tạo vẫn còn xếp hạng 84 với 3.5 điểm. nền kinh tế vẫn ở mức sáng tạo dưới trung bình. DN xếp hạng 100 về tinh xảo, tinh thông, bởi đều kinh doanh đa ngành, ko có một ngành nào là cốt lõi để nổi bật, đa số là DNNVV, bán buôn bán lẻ là đa số.
Thách thức lớn nhất là năng suất lao động, mức độ tăng trưởng năng suất lao động liên tục sụt giảm, và TFP là rất thấp, hiệu suất các DN đều thấp, nhất là khu vực công. BĐS, ngân hàng, xây dựng có năng suất thấp nhất, là bởi vì nguồn vốn của xã hội đổ vào các lĩnh vực có tính chất đầu cơ nên không tạo ra nền tảng sản xuất bền vững. Rất ít hợp tác giữa các viện, trường nghiên cứu và DN. Các sran phẩm nghiên cứu không có thể thương mại hóa và DN không có cơ sở đổi mới trong hoạt hoạt động được.
Các ngành khai mỏ, công ích, xây dựng, tài chính là năng suất thấp nhất và báo cáo 2035 nói các ngành này phải dương chứ không âm, thì mới trung bình cao ở 2035.
Các nhân tố khắc phục là tạo môi trường thuận lợi để nâng cao khu, học tập đổi mới sáng tạo, phát triển khu vực tư nhân gắn với đổi mới sáng tạo, coi DN là trung tâm, cải thiện khả năng hấp thụ Cnghe của DN, vì hiện nay DN ko có năng lực về ốn, con người có kỹ năng và kiến thức phù hợp. Rất cần phát triển hệ thống sáng tạo. Cung thì là ai? DN cần triển khai R&D, các hiệp hội, nhóm DN cùng nhau làm…
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Tại Diễn đàn, ông Hoàng Xuân Hòa - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp - Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Thế giới đang nghiên cứu và phát triển các công nghệ ứng dụng mới như công nghệ in 3D, máy móc tự động hóa và tích hợp con người-máy móc là những động lực chính thúc đẩy mạnh hơn kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức uthông minh", xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/công đoạn và quy trình sản xuất,đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp sản phẩm chế tạo, tạo thuận lợi và thúc đẩy những giải pháp phát triển mới. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững.
Theo thống kê chưa đầy đủ, với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam sẽ ở thời kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Với 93 triệu dân, có trên 130 triệu thuê bao di động, vùng phủ 4G lên đến 99% số quận huyện với gần 60 triệu kết nối mobile băng thông rộng (3G, 4G). Dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin - con số được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng nhanh đưa chỉ số kết nối của Việt Nam trong những năm tới được cải thiện. Đây là nền tảng thuận lợi để những mô hình kinh doanh mới, dựa trên kết nối số phát triển nhanh và cũng là những nền tảng và lợi thế rất quan trọng mà nhiều tập đoàn công nghệ cao trên thế giới (như: Fujitsu, Intel, Samsung, Siemens, Acatel...) đang tranh thủ để mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Ông Từ Minh Hiếu - Cục PT Thị trường và DN, Bộ KHCN
Tuy nhiên, cộng nghệ 4.0 đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để Việt Nam có thể vượt qua các thách thức, tận dụng cơ hội và bứt phá, tiến nhanh một cách toàn diện. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức chủ yếu như: Thiếu khung hành lang pháp lý, việc hoàn thiện thể chế, chính sách đưa các thành tựu khoa học công nghệ đi vào cuộc sống, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội; Chậm chạp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”; Xuất phát điểm và mặt bằng khoa học công nghệ và trình độ phát triển của nước ta còn thấp so với thế giới; Hạ tầng khoa học công nghệ còn yếu kém, thiếu phòng thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) ở mức thấp. Các sản phẩm khoa học công nghệ dù đã được đổi mới nhiêu, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 đặt ra yêu cầu phải đạt 15-20% mỗi năm, nghĩa là sau khoảng 5 năm các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới được một thế hệ công nghệ. Thực tế, đây là con số quá cao, nhưng cũng được coi là quá thấp đối với khoa học và công nghệ Việt Nam; Hệ thống giáo dục và đào tạo còn nặng về lí thuyết, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn…
Ông Đặng Ngọc Dinh – Viện trưởng Viện nghiên cứu những vấn đề phát triển
Nói về các Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup),ông Đặng Ngọc Dinh cho rằng:“Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt vì tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới, bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới, chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới. Hoạt động của loại doanh nghiệp này thường liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và vì qua mạng Internet nên có tính không biên giới. Doanh nghiệpđóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ của quốc gia. Một đặc điểm cốt lõi của “khởi nghiệp” là sáng tạo.Thách thức ở đây là phải tạo ra cái mới, tạo ra khác biệt, kiểu “nhảy vọt”, từ 0 tới 1.
Việt Nam có tỷ lệ dân số cao sử dụng các thiết bị công nghệ mới (Internet: khoảng 54% dân số năm 2016, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Điện thoại thông minh đạt 55%. Cho đến nay,Việt Nam là quốc gia nằm trong top 5 nước tăng trưởng Công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.
Ông Phạm Văn Tân – PCT kiêm Tổng TK và ông Phan Tùng Mậu – PCT LHHVN điều hành Diễn đàn sáng 8/12
Nhà xã hội học Phạm Bích San cho rằng: “Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 như một cứu cánh rực rỡ cho định hướng phát triển của Việt Nam, giúp bỏ qua những tranh luận sôi nổi lâu nay về cải cách thể chế kinh tế cùng việc xác định nội hàm cụ thể cho khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và cùng với đó là hy vọng về một quốc gia khởi nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội và là tiền, để thuận lợi cho việc tiến bước của đất nước trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, bắt tay vào thi triển cụ thể trong điều kiện cụ thể nước ta, vốn kinh qua chưa đầy đủ các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1.0, 2.0 và 3.0, đòi hỏi xã hội Việt Nam phải nỗ lực lớn lao để có thể vượt qua chính mình”.
Mục tiêu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp, Việt Nam đang tích cực hỗ trợ khoảng 600 doanh nghiệp với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đổi mới, sáng tạo; tập trung phát triển nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ để trở thành động lực của tăng trưởng bền vững…
Quang cảnh Diễn đàn
Cũng theo bà Phạm Chi Lan: Tên gọi quốc gia khởi nghiệp mới Israel dám xưng, còn các nước khác chưa dám. Bởi khởi nghiệp phải dựa trên cơ sở KHCN, giá trị rất mạnh, tham gia vào bậc cao của chuỗi giá trị chứ không phải ở đáy như VN, không nên nhấn vào tinh thần, tinh thần quốc gia khởi nghiệp thì đáng hoan nghênh. Cơ sở nền tảng cho khởi nghiệp còn rất xa, thu nhập trung bình còn thấp, mục tiêu 2035 mới là trung bình cao, OECD thì phải đến 2058 VN mới trở thành nước thu nhập cao, đến lúc đó VN mới có thể là quốc gia khởi nghiệp, khi đó có lẽ là có nền tảng công nghệ cao.
Những nhân tố cơ bản của nền kinh tế của VN cũng mới được xếp hạng thấp, điểm thấp, sáng tạo vẫn còn xếp hạng 84 với 3.5 điểm. nền kinh tế vẫn ở mức sáng tạo dưới trung bình. DN xếp hạng 100 về tinh xảo, tinh thông, bởi đều kinh doanh đa ngành, ko có một ngành nào là cốt lõi để nổi bật, đa số là DNNVV, bán buôn bán lẻ là đa số.
Thách thức lớn nhất là năng suất lao động, mức độ tăng trưởng năng suất lao động liên tục sụt giảm, và TFP là rất thấp, hiệu suất các DN đều thấp, nhất là khu vực công. BĐS, ngân hàng, xây dựng có năng suất thấp nhất, là bởi vì nguồn vốn của xã hội đổ vào các lĩnh vực có tính chất đầu cơ nên không tạo ra nền tảng sản xuất bền vững. Rất ít hợp tác giữa các viện, trường nghiên cứu và DN. Các sran phẩm nghiên cứu không có thể thương mại hóa và DN không có cơ sở đổi mới trong hoạt hoạt động được.
Các ngành khai mỏ, công ích, xây dựng, tài chính là năng suất thấp nhất và báo cáo 2035 nói các ngành này phải dương chứ không âm, thì mới trung bình cao ở 2035.
Các nhân tố khắc phục là tạo môi trường thuận lợi để nâng cao khu, học tập đổi mới sáng tạo, phát triển khu vực tư nhân gắn với đổi mới sáng tạo, coi DN là trung tâm, cải thiện khả năng hấp thụ Cnghe của DN, vì hiện nay DN ko có năng lực về ốn, con người có kỹ năng và kiến thức phù hợp. Rất cần phát triển hệ thống sáng tạo. Cung thì là ai? DN cần triển khai R&D, các hiệp hội, nhóm DN cùng nhau làm…
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Tại Diễn đàn, ông Hoàng Xuân Hòa - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp - Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Thế giới đang nghiên cứu và phát triển các công nghệ ứng dụng mới như công nghệ in 3D, máy móc tự động hóa và tích hợp con người-máy móc là những động lực chính thúc đẩy mạnh hơn kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức uthông minh", xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/công đoạn và quy trình sản xuất,đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp sản phẩm chế tạo, tạo thuận lợi và thúc đẩy những giải pháp phát triển mới. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững.
Theo thống kê chưa đầy đủ, với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam sẽ ở thời kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Với 93 triệu dân, có trên 130 triệu thuê bao di động, vùng phủ 4G lên đến 99% số quận huyện với gần 60 triệu kết nối mobile băng thông rộng (3G, 4G). Dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin - con số được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng nhanh đưa chỉ số kết nối của Việt Nam trong những năm tới được cải thiện. Đây là nền tảng thuận lợi để những mô hình kinh doanh mới, dựa trên kết nối số phát triển nhanh và cũng là những nền tảng và lợi thế rất quan trọng mà nhiều tập đoàn công nghệ cao trên thế giới (như: Fujitsu, Intel, Samsung, Siemens, Acatel...) đang tranh thủ để mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Ông Từ Minh Hiếu - Cục PT Thị trường và DN, Bộ KHCN
Tuy nhiên, cộng nghệ 4.0 đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để Việt Nam có thể vượt qua các thách thức, tận dụng cơ hội và bứt phá, tiến nhanh một cách toàn diện. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức chủ yếu như: Thiếu khung hành lang pháp lý, việc hoàn thiện thể chế, chính sách đưa các thành tựu khoa học công nghệ đi vào cuộc sống, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội; Chậm chạp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”; Xuất phát điểm và mặt bằng khoa học công nghệ và trình độ phát triển của nước ta còn thấp so với thế giới; Hạ tầng khoa học công nghệ còn yếu kém, thiếu phòng thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) ở mức thấp. Các sản phẩm khoa học công nghệ dù đã được đổi mới nhiêu, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 đặt ra yêu cầu phải đạt 15-20% mỗi năm, nghĩa là sau khoảng 5 năm các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới được một thế hệ công nghệ. Thực tế, đây là con số quá cao, nhưng cũng được coi là quá thấp đối với khoa học và công nghệ Việt Nam; Hệ thống giáo dục và đào tạo còn nặng về lí thuyết, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn…
Ông Đặng Ngọc Dinh – Viện trưởng Viện nghiên cứu những vấn đề phát triển
Nói về các Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup),ông Đặng Ngọc Dinh cho rằng:“Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt vì tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới, bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới, chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới. Hoạt động của loại doanh nghiệp này thường liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và vì qua mạng Internet nên có tính không biên giới. Doanh nghiệpđóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ của quốc gia. Một đặc điểm cốt lõi của “khởi nghiệp” là sáng tạo.Thách thức ở đây là phải tạo ra cái mới, tạo ra khác biệt, kiểu “nhảy vọt”, từ 0 tới 1.
Việt Nam có tỷ lệ dân số cao sử dụng các thiết bị công nghệ mới (Internet: khoảng 54% dân số năm 2016, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Điện thoại thông minh đạt 55%. Cho đến nay,Việt Nam là quốc gia nằm trong top 5 nước tăng trưởng Công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.
Ông Phạm Văn Tân – PCT kiêm Tổng TK và ông Phan Tùng Mậu – PCT LHHVN điều hành Diễn đàn sáng 8/12
Nhà xã hội học Phạm Bích San cho rằng: “Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 như một cứu cánh rực rỡ cho định hướng phát triển của Việt Nam, giúp bỏ qua những tranh luận sôi nổi lâu nay về cải cách thể chế kinh tế cùng việc xác định nội hàm cụ thể cho khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và cùng với đó là hy vọng về một quốc gia khởi nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội và là tiền, để thuận lợi cho việc tiến bước của đất nước trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, bắt tay vào thi triển cụ thể trong điều kiện cụ thể nước ta, vốn kinh qua chưa đầy đủ các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1.0, 2.0 và 3.0, đòi hỏi xã hội Việt Nam phải nỗ lực lớn lao để có thể vượt qua chính mình”.
Mục tiêu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp, Việt Nam đang tích cực hỗ trợ khoảng 600 doanh nghiệp với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đổi mới, sáng tạo; tập trung phát triển nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ để trở thành động lực của tăng trưởng bền vững…
(VUSTA)
Tin tức liên quan
- Công văn số 53/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 5/1/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội V/v tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp
- Tiền lương đóng BHXH không phải là toàn bộ thu nhập
- Xây dựng dự án Bộ luật Lao động: Sẽ có tiêu chí mới cho “mức lương tối thiểu”
- Cải cách chính sách tiền lương - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam
- Tăng cường tự chủ về tiền lương cho khối DNNN
- Từ 1-1-2018: Quy định mới về đóng bảo hiểm xã hội
- Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số: Cơ hội phát triển kỹ năng con người
- Khảo sát chính sách tiền lương tại Văn phòng Trung ương Đảng
- Doanh nghiệp cần minh bạch chính sách tiền lương
- Đề xuất tiêu chuẩn chức danh, xếp lương phát thanh viên, quay phim...
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả