Cải cách chính sách tiền lương - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam
(Cập nhật: 12/14/2017 4:09:37 PM)
Ngày 13/12, tại Hà Nội Ban Chỉ đạo Trung ương (BCĐ) về cải cách chính sách tiền lương, Bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Cải cách chính sách tiền lương - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công chủ trì hội thảo. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Giám đốc Văn phòng ILO Changhee Lee, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực cải cách hành chính, kinh tế, tiền lương... Đây là một trong các hoạt động quan trọng nằm trong kế hoạch của BCĐ Trung ương trong quá trình tổng kết, đánh giá thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam đã được thực hiện một số lần từ những năm 1960 đến nay. Qua đó, chính sách tiền lương hiện hành cơ bản đáp ứng được mức sống và có phần cải thiện theo chiều hướng tăng lên của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức và những người hưởng lương trong khu vực nhà nước.
“Tuy nhiên, cải cách chính sách tiền lương là một nhiệm vụ khó khăn không chỉ riêng ở Việt Nam, do đó cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thực trạng hệ thống tiền lương hiện hành, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đồng thời, cần nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của quốc tế để áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam...” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói và đề nghị các diễn giả, các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp ý kiến làm cơ sở cho việc xây dựng thành công Đề án. Đề án cải cách chính sách tiền lương này sẽ được trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII vào tháng 5 năm 2018.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội thảo
Cũng theo Phó Thủ tướng, cải cách chính sách tiền lương là một quá trình tiếp tục, bởi chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách với nhiều nỗ lực.
"Nhu cầu cải cách đã đến lúc chín muồi, đây vừa là áp lực, vừa là động lực, Trung ương đã thông qua Nghị quyết 18 và 19 với nhiều quyết sách mạnh mẽ như giảm 10% biên chế các đơn vị. Đến năm 2021 cơ bản đạt được mục tiêu này” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông Changhee Lee cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, với các tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động trong tiến trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Theo Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Changhee Lee, cải cách chính sách tiền lương cần phải được làm đúng, làm đủ, cần phải nghiên cứu, thiết lập quy trình trong việc cải cách, với sự tham gia của cả hệ thống trong và ngoài khu vực công. “Để hài hòa lợi ích chung, Việt Nam cần tiến hành đồng thời việc điều chỉnh mức lương tối thiểu và mức lương cơ sở để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội” - Giám đốc ILO phát biểu.
Ông Changhee Lee cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, với các tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động trong tiến trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi với chuyên gia quốc tế.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận thẳng thắn, chia sẻ quan điểm về lý luận và thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, trong đó tập trung vào những vấn đề: Đánh giá thực trạng chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp (bao gồm cả những ưu điểm, những hạn chế, bất cập). Đồng thời, tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và những bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý, điều hành, xây dựng và thực hiện chính sách; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cải cách chính sách tiền lương, trong đó nêu ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và điều kiện áp dụng; Đề xuất, kiến nghị về quan điểm, định hướng cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Kết luận hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao các các tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý và đại biểu tham dự. Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên BCĐ, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu, tiếp thu nhằm hoàn chỉnh Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam đã được thực hiện một số lần từ những năm 1960 đến nay. Qua đó, chính sách tiền lương hiện hành cơ bản đáp ứng được mức sống và có phần cải thiện theo chiều hướng tăng lên của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức và những người hưởng lương trong khu vực nhà nước.
“Tuy nhiên, cải cách chính sách tiền lương là một nhiệm vụ khó khăn không chỉ riêng ở Việt Nam, do đó cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thực trạng hệ thống tiền lương hiện hành, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đồng thời, cần nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của quốc tế để áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam...” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói và đề nghị các diễn giả, các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp ý kiến làm cơ sở cho việc xây dựng thành công Đề án. Đề án cải cách chính sách tiền lương này sẽ được trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII vào tháng 5 năm 2018.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội thảo
Cũng theo Phó Thủ tướng, cải cách chính sách tiền lương là một quá trình tiếp tục, bởi chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách với nhiều nỗ lực.
"Nhu cầu cải cách đã đến lúc chín muồi, đây vừa là áp lực, vừa là động lực, Trung ương đã thông qua Nghị quyết 18 và 19 với nhiều quyết sách mạnh mẽ như giảm 10% biên chế các đơn vị. Đến năm 2021 cơ bản đạt được mục tiêu này” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông Changhee Lee cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, với các tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động trong tiến trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Theo Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Changhee Lee, cải cách chính sách tiền lương cần phải được làm đúng, làm đủ, cần phải nghiên cứu, thiết lập quy trình trong việc cải cách, với sự tham gia của cả hệ thống trong và ngoài khu vực công. “Để hài hòa lợi ích chung, Việt Nam cần tiến hành đồng thời việc điều chỉnh mức lương tối thiểu và mức lương cơ sở để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội” - Giám đốc ILO phát biểu.
Ông Changhee Lee cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, với các tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động trong tiến trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi với chuyên gia quốc tế.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận thẳng thắn, chia sẻ quan điểm về lý luận và thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, trong đó tập trung vào những vấn đề: Đánh giá thực trạng chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp (bao gồm cả những ưu điểm, những hạn chế, bất cập). Đồng thời, tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và những bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý, điều hành, xây dựng và thực hiện chính sách; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cải cách chính sách tiền lương, trong đó nêu ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và điều kiện áp dụng; Đề xuất, kiến nghị về quan điểm, định hướng cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Kết luận hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao các các tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý và đại biểu tham dự. Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên BCĐ, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu, tiếp thu nhằm hoàn chỉnh Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(molisa.gov.vn)
Tin tức liên quan
- Tăng cường tự chủ về tiền lương cho khối DNNN
- Từ 1-1-2018: Quy định mới về đóng bảo hiểm xã hội
- Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số: Cơ hội phát triển kỹ năng con người
- Khảo sát chính sách tiền lương tại Văn phòng Trung ương Đảng
- Doanh nghiệp cần minh bạch chính sách tiền lương
- Đề xuất tiêu chuẩn chức danh, xếp lương phát thanh viên, quay phim...
- Muốn cải cách tiền lương - phải tinh giản biên chế
- Giảm lương hưu của nữ đột ngột: Chính sách thiếu nhân văn
- Lương tối thiểu vùng: Cần có cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu
- Nghề tư vấn (consultanting) là gì?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả