Doanh nghiệp cần minh bạch chính sách tiền lương
(Cập nhật: 10/26/2017 9:45:51 AM)
Nếu doanh nghiệp (DN) ngay từ đầu đã thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động (NLĐ) một cách đầy đủ thì việc điều chỉnh chính sách BHXH không tác động nhiều đến chi phí của DN.
Trước những lo lắng của DN và người lao động (NLĐ) về việc từ 1-1-2018, mức đóng BHXH bắt buộc sẽ căn cứ trên tổng thu nhập sẽ tác động đến chi phí của DN và cũng như thu nhập của NLĐ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) khẳng định việc này phụ thuộc hoàn toàn vào việc thiết kế, xây dựng thang, bảng lương, đặc biệt là quy chế trả lương của DN.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng vụ BHXH - Bộ LĐ-TB-XH cho biết: Tiền lương đã được quy định tại Điều 90 của Bộ luật Lao động năm 2012, theo đó, tiền lương sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung. Đi kèm để hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động có các Nghị định và cụ thể hóa quy định về tiền lương có các Thông tư 23, 47 và 59 đã nhấn mạnh phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác đều có sự phân loại thành 2 nhóm, trong đó các khoản NLĐ hưởng cố định hàng tháng theo kỳ trả lương mới là căn cứ tính đóng BHXH.
Từ năm 2016, các DN đóng BHXH trên nền tiền lương bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp lương, trong phụ cấp lương thì chỉ những khoản cố định, thường xuyên trong kỳ trả lương mới được tính đóng mà không bao gồm khoản phụ cấp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào doanh số...Từ năm 2018, tiền lương tính đóng BHXH vẫn là khoản mức lương và phụ cấp lương như năm 2016, 2017 và có thêm các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, những khoản này sẽ phân loại thành 2 nhóm là thường xuyên, cố định và các khoản bổ sung mà doanh nghiệp trả dựa trên đánh giá kết quả công việc. "Với quy định này, rõ ràng từ năm 2018 nền tiền lương tính đóng BHXH chưa tiệm cận với nền tiền lương thu nhập thực tế mà người lao động được nhận"- ông Nam cho biết.
Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách đến chi phí của DN và cũng như mức đóng BHXH của NLĐ, ông Nam phân tích: Nếu như trong cấu phần của tiền lương chi trả của DN mà mức lương chiếm đa số thì việc điều chỉnh tiền đóng bao gồm lương và các khoản phụ cấp khác sẽ không ảnh hưởng đáng kể; còn nếu từ trước đến nay DN đang cấu phần ở mức lương thấp, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác cao, đặc biệt những khoản không mang tính thường xuyên ổn định cao thì việc điều chỉnh chắc chắn sẽ bị tác động tới chi phí của DN.
(NLĐO)
Tin tức liên quan
- Đề xuất tiêu chuẩn chức danh, xếp lương phát thanh viên, quay phim...
- Muốn cải cách tiền lương - phải tinh giản biên chế
- Giảm lương hưu của nữ đột ngột: Chính sách thiếu nhân văn
- Lương tối thiểu vùng: Cần có cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu
- Nghề tư vấn (consultanting) là gì?
- 14 khoản thu nhập không tính đóng BHXH từ 1-1-2018
- Bảo hiểm xã hội VN giải thích về cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018
- Trao đổi, hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực - ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Mức 10% là hợp lý
- 9 đối tượng được tăng lương từ ngày 1-7
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả