Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức phối hợp với sở Lao động Thương binh Xã hội các tỉnhtrong việc rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thang bảng lương theo quy định của pháp luật.
(Cập nhật: 10/14/2017 11:34:41 AM)
Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), hiện có khoảng 7.200 doanh nghiệp có vốn nhà nước (gồm công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp cổ phần nhà nước) phải chuyển đổi bảng lương. Từ năm 2016, doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương, thỏa thuận với người lao động và thỏa ước tập thể theo đúng quy định của Bộ luật Lao động. Trong đó phải phân định các khoản vào cơ cấu tiền lương và tự hạch toán vào giá thành thỏa thuận.
Kính gửi: Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.....
Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Sau đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH để hướng dẫn các Công ty xây dựng thang lương, bảng lương . Tiếp theo đó Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục ban hành nhiều văn bản như: Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP và Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016; Thông tư số 26/TT/BLĐTBXH, Thông tư số 27/TT/BLĐTBXH và Thông tư số 28/TT/BLĐTBXH ngày 01/9/2016. Hệ thống văn bản này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận dụng và xây dựng hệ thống thang bảng lương phù hợp với đối tượng điều chỉnh của từng văn bản pháp luật.
Tuy nhiên theo đại diện của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tính đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa chuyển đổi bảng lương từ Nghị định 205/2004 sang bảng lương theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP, để phù hợp với quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động. Trên thực tế, Nghị định 49/2013 có hiệu lực từ năm 2013, nhưng trước khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ đã cho phép giãn lộ trình đến hết năm 2015. Việc một số doanh nghiệp chậm chuyển đổi đang gây khó khăn cho tính BHXH cho người lao động.
Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), hiện có khoảng 7.200 doanh nghiệp có vốn nhà nước (gồm công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp cổ phần nhà nước) phải chuyển đổi bảng lương. Từ năm 2016, doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương, thỏa thuận với người lao động và thỏa ước tập thể theo đúng quy định của Bộ luật Lao động. Trong đó phải phân định các khoản vào cơ cấu tiền lương và tự hạch toán vào giá thành thỏa thuận. Các khoản lương, phụ cấp lương, bổ sung khác cũng phải thống nhất với người lao động và phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương để thống nhất quản lý. Cơ quan BHXH đóng vai trò cơ quan thực hiện, căn cứ vào thang bảng lương và đăng ký với cơ quan nhà nước để thu BHXH.
Đại điện Bộ LĐTBXH cũng cho biết: “Vấn đề xây dựng hệ thống thang bảng lương là vấn đề nghiệp vụ đòi hỏi phải có thời gian. Qua kiểm tra tại các doanh nghiệp nhà nước cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty đã sớm chuyển đổi thang bảng lương, nhưng các doanh nghiệp có vốn nhà nước tại địa phương triển khai chậm. Do đó, từ ngày 1/1/2016 phải tạm thời thu trên nền BHXH cũ và trong quý I/2016 doanh nghiệp phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống thang bảng lương”.
Theo Điều 89 Luật BHXH năm 2014 Quy định: “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”. Việc đóng BHXH theo quy định đang là một vấn đề gây áp lực lên quỹ lương của Doanh nghiệp, vì vậy, nếu không kiểm soát được quỹ lương thì tình trạng “vỡ quỹ lương” sẽ rất dễ xảy ra. Trước tình hình đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống thang lương, bảng lương phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo kiểm soát quỹ lương và quyền lợi cho người lao động.
Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức (DOMI) là một tổ chức Khoa học – Công nghệ thuộc Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo và nghiên cứu về quản lý và phát triển năng lực tổ chức, được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp giấy phép hoạt động Khoa học Công nghệ số A – 1005.
Là một đơn vị tư vấn đã triển khai các hoạt động tư vấn Xây dựng thang, bảng lương và chuyển xếp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH cho hầu hết các doanh nghiệp công ích của Hà Nội và các doanh nghiệp trên cả nước thời gian qua, Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức (DOMI) nhận thấy một số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải khi tự xây dựng thang bảng lương đó là:
1. Chưa đảm bảo tính hệ thống: Việc xây dựng các nhóm lương mới và chuyển xếp lương tới từng người lao động cần dựa trên cơ sở đánh giá giá trị công việc của từng chức danh thông qua phương pháp cho điểm nhằm đảm bảo các nguyên tắc: Đúng quy định của pháp luật, minh bạch công khai, kiểm soát được Quỹ lương và hạn chế các thắc mắc khiếu nại của người lao động khi chuyển xếp.
2. Thiếu căn cứ khoa học: Khi lấy ý kiến của Tổ chức Công đoàn và người lao động thường không tạo được sự đồng thuận. Các ý kiến thắc mắc của người lao động tại đơn vị chưa được giải thích khoa học, có căn cứ nên thường chậm được thông qua.
3. Không kiểm soát được quỹ lương: Một số doanh nghiệp khi xây dựng thang bảng lương mới có hiện tượng “vỡ quỹ lương” do không nắm được các kỹ thuật xây dựng và chuyển xếp từ mức lương cũ sang mức lương mới.
4. Sử dụng thang bảng lương “tạm thời”, chưa thích ứng được với các thay đổi của chính sách tiền lương: Một số doanh nghiệp chọn giải pháp tạm đóng trên cơ sở điều chỉnh mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng mới nhất tuy nhiên mối quan hệ giữa các chức danh thuộc các nhóm lương trong bảng lương lại chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính hệ thống.
Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước đồng thời góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức gửi công văn này mong muốn được phối hợp với sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh........................trong việc rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp còn đang lúng túng, vướng mắc trong quá trình xây dựng thang bảng lương theo quy định của pháp luật.Theo đó các doanh nghiệp có thể gửi nhu cầu gửi đến Sở LĐTBXH từ đó Viện DOMI triển khai các hoạt động hỗ trợ (miễn phí) hoặc tư vấn (có thù lao) tùy theo phạm vi và mức độ yêu cầu.
Xin trân trọng cảm ơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ
VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC (DOMI)
www.domi.org.vn Email: info@domi.org.vn
Tầng 6 tòa nhà TOMECO số 53 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 024.6254.3555 – 024.6253. 4040 – 024. 6260.2424 Hotline: 0912114555
(DOMI)
Tin tức liên quan
- Tư 1/01/2018 những khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động và có tính biến động thì sẽ không tính đóng BHXH.
- Từ ngày 1.1.2018, qui định về đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
- DOMI chuyển giao Hệ thống thang bảng lương mới cho Công ty Cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh. Cán bộ CĐ Cty CP Cảng Nghệ Tĩnh: “Chúng tôi thực sự là chỗ dựa tin cậy của người lao động“
- Tự đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của doanh nghiệp bằng Giải thưởng chất lượng
- Viện DOMI triển khai Dự án xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và phương án chuyển xếp lương tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD)
- Tư vấn xây dựng Hệ thống thang bảng lương và quy chế trả lương cho công ty Cổ phần Cơ khí đóng tàu Nghệ An
- Chuyển giao sản phẩm tư vấn XD thang bảng lương tại CTCP Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng Ngãi
- Đoàn cán bộ viện DOMI làm việc tại công ty Cô phần cấp nước Hà Tĩnh
- Tình trạng chậm xây dựng thang bảng lương theo Thông tư 17/2015
- Khởi động Dự án Tư vấn Xây dựng hệ thống thang bảng lương cho Công ty TNHH MTV An Phú
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả