BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

(Cập nhật: 10/23/2013 10:10:16 PM)

hững ngày này, trong lòng người dân Việt Nam nặng trĩu nỗi buồn về mất mát lớn lao và đau thương vô hạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi mãi mãi! Ông là một trong những vị khai quốc công thần, người học trò gần gũi, trung thành và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Đại tướng của nhân dân đầu tiên và người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, vị Thống soái huyền thoại với những võ công hiển hách có tuổi thọ cao nhất trong hàng danh tướng trên thế giới. Ông cũng đồng thời là một nhà khoa học hàng đầu, một nhà sử học uyên bác, người đã cho ra đời hàng chục tác phẩm có giá trị lớn, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học và nghệ thuật quân sự. Với sự kính trọng tài năng và quý mến đức độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã suy tôn Ông làm Chủ tịch danh dự trong nhiều nhiệm kỳ.

Với trọng trách là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) phụ trách công tác khoa học và công nghệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần quan trọng phát triển nền khoa học và công nghệ còn non  trẻ của nước nhà. Ông đã đề xuất và chỉ đạo triển khai thành công nhiều chủ trương lớn trong cuộc cách mạng then chốt này. Bằng tầm nhìn sâu rộng và tư duy sắc bén, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ trí thức cả về quy mô, trình độ, chất lượng và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học và công nghệ phát huy tài năng, đóng góp trí tuệ và công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá trình thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội Việt Nam) gắn liền với sự chỉ đạo sáng suốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ việc xác định quy mô và cơ cấu tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động cho đến lựa chọn nhân sự và bộ máy lãnh đạo. Ngày 26.03.1983, Đại hội thành lập Liên hiệp hội Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội đã nhất trí bầu Giáo sư Viện sỹ Thiếu tướng Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch đầu tiên. Nói chuyện thân mật với những người làm công tác Hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn:” Liên hiệp hội là tổ chức quần chúng về khoa học-kỹ thuật, là dạng hình tổ chức mới. Các cậu phải cùng với anh Nghĩa hoạt động cho tốt, cho có hiệu quả.”

 

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam năm 1989.

 Trong buổi “khởi đầu nan” ấy, khi Liên hiệp hội  Việt Nam đang còn trong thời kỳ “trứng nước”, trong quá trình từng bước định hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã luôn luôn theo dõi, động viên sự phát triển của đoàn thể quần chúng cấp trung ương này. Ông thường xuyên nhắc nhở các cán bộ làm công tác Hội phải đi sâu, đi sát cơ sở, liên hệ với thực tiễn, phát huy nội lực đa ngành và liên ngành của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, tranh thủ các điều kiện thuận lợi khách quan, triển khai các hoạt động phong phú và đa dạng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phương và trong cả nước. Ông cũng chỉ ra sự cần thiết phải khắc phục và đề phòng mọi biểu hiện hành chính hóa công tác Hội, phải làm cho Liên hiệp hội Việt Nam ngày càng thực sự trở thành mái nhà chung, nơi tập hợp và đoàn kết trí thức khoa học và công nghệ cả nước, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hội thành viên.

 Đoàn lãnh đạo và  cán bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam đến thăm và mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên giáp nhân dịp ông 95 tuổi ( Đứng cạnh Đại tướng bên trái là Cố giáo sư Hà Ngọc Trạc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT khóa III và Cố giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT khóa IV; bên phải là giáo sư Trần Ngọc Hiên, Nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT, Phó giáo sư Tô Bá Trọng Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Trải qua mười năm hoạt động, quy mô của Liên hiệp hội Việt Nam được mở rộng với việc thành lập mười hội khoa học và kỹ thuật ngành toàn quốc và bảy liên hiệp hội địa phương mới, đưa tổng số các hội thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam từ 15 lên con số 32. Thành tựu các mặt hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam được dư luận trong nước ghi nhận và cũng đã bắt đầu gây được tiếng vang ở nước ngoài. Phát biểu ý kiến tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội Việt Nam họp ngày 27.08.1993, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ rõ:

“ Sự phát triển nhanh và lớn như vậy chứng tỏ hình thức tổ chức các hội khoa học và kỹ thuật đã đáp ứng  được nguyện vọng của đa số cán bộ khoa học và kỹ thuật, của giới trí thức. Đây là một hình thức tổ chức dân chủ, tự nguyện, một tổ chức phi chính phủ mang tính chất tự chủ, tự quản. Hoạt động trong các hội khoa học và kỹ thuật, các đồng chí không bị ràng buộc và ngăn cách bởi sự phân chia hành chính. Đó là tính ưu việt của hình thức tổ chức của Liên hiệp hội.”

Khi quyết định thành lập “Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam” vào ngày 17.11.1992, Liên hiệp hội Việt Nam đã mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của tổ chức mới này. Ở vào tuổi ngoại 80, Ông vẫn dành nhiều thời gian và tâm trí cho việc tập hợp lực lượng, xác định phương hướng phát triển, nội dung và phương thức hoạt động, khai thác các nguồn lực ở trong và ngoài nước. Sự ra đời và hoạt động của Quỹ đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án sáng chế, phát minh về khoa học và công nghệ. Theo gợi ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể từ năm 1995, hàng năm Liên hiệp hội Việt Nam đã tổ chức bình chọn và trao tặng “ Giải thưởng sáng tạo khoa học-công nghệ Việt Nam” cho các công trình vừa có giá trị về khoa học và công nghệ, lại vừa mang ý nghĩa thiết thực đối với sản xuất và đời sống.

Sau 30 năm xây dựng và hoạt động, ngày nay Liên hiệp hội Việt Nam đã trở thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh với 74 Hội ngành toàn quốc, 60 Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố và 387 tổ chức khoa học - công nghệ. Quá trình phát triển đó in đậm dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hình ảnh điềm đạm, hòa nhã, thái độ gần gũi, thân tình, những luận điểm sắc bén, những lời chỉ dẫn ân cần của Ông mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm cán bộ, hội viên của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên. Nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi để lại trong lòng mỗi một và tất cả chúng ta nỗi đau buồn khôn nguôi và niềm tiếc thương vô hạn. Xin được thắp nén hương trầm kính tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về cõi vĩnh hằng!

Đại tướng lên đường theo tổ tiên,

Nghìn thu yên giấc cõi người hiền.

Để lại muôn tình sâu, nghĩa nặng,

Đồng bào, đồng chí mãi không quên.

 PGS.TS Tô Bá Trọng (Nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam)

(vusta.vn)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • DOMI giới thiệu về sự phát triển của các tổ chức khoa học - công nghệ ngoài công lập ( Đơn vị 81)
    • Để Tối Ưu Hóa Vai Trò của Nhân Sự
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao